(CHG) Ngày 28.4, Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng giá dầu ăn trong nước tăng cao từ đầu năm đến nay, Indonesia ra quyết định cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, từ đầu năm đến nay, giá dầu cọ, dầu ăn tại thị trường Indonesia tăng hơn 40% với mức giá bán lẻ bình quân hiện nay là 26,436 Rp/lít (1,84 USD, tương đương hơn 42.000 đồng/lít). Indonesia là một trong những thị trường cung ứng dầu mỡ thực vật lớn của Việt Nam. Năm 2021, Việt Nam chi 711 triệu USD để mua dầu mỡ thực vật từ thị trường này.
![]() |
Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn. |
Indonesia hiện chiếm hơn 1/3 xuất khẩu dầu thực vật toàn cầu, trong đó, 2 quốc gia đông dân nhất là Trung Quốc và Ấn Độ là những khách hàng lớn nhất. Năm 2021, quốc gia này đã xuất khẩu 26,87 triệu tấn dầu cọ và tiêu thụ nội địa khoảng 15,28 triệu tấn.
Theo Bộ Công Thương, sự tăng giá của dầu ăn đã khiến cho nhiều cuộc biểu tình nổ ra tại nhiều vùng miền trên cả nước, tiềm ẩn những bất ổn cho xã hội. Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia, bà Siri Mulyan Indrawati, cho rằng việc cấm xuất khẩu dầu ăn và dầu cọ thô của Chính phủ Indonesia là "biện pháp khắc nghiệt” nhất buộc phải áp dụng khi các biện pháp bình ổn giá thị trường khác của Chính phủ đối với dầu ăn bị thất bại. Trước đó việc thực thi áp dụng giá bán trần dầu ăn (HET) của Chính phủ với mức giá 14.000 Rp đã hoàn toàn thất bại khi không có dầu ăn được bán với giá trần nêu trên tại thị trường.
Hiệp hội Dầu cọ Indonesia tuy không phản đối lệnh cấm của chính phủ nhưng lưu ý rằng nếu lệnh cấm này gây tác động tới tính bền vững của ngành dầu cọ, họ sẽ yêu cầu chính phủ phải đánh giá lại.
Thương vụ Việt Nam tại Indonesia khuyến cáo các doanh nghiệp Việt nhập khẩu những nhóm hàng này cần nhanh chóng liên hệ với các các đối tác xuất khẩu Indonesia để tìm giải pháp cho các đơn hàng giao sau ngày 28.4, nếu có. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng yêu cầu doanh nghiệp theo dõi chặt các thông tin cập nhật về chính sách, quản lý điều hành liên quan tới mặt hàng dầu cọ thô và dầu ăn tại trang tin điện tử Bộ Thương mại Indonesia là www.kemendag.go.id; Hiệp hội Dầu cọ Indonesia - www.gapki.id, hoặc thông qua Thương vụ Việt Nam tại Indonesia.
Nhiều khả năng, Chính phủ Indonesia sẽ sớm phải xem xét, điều chỉnh quyết định này do việc cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn sẽ dẫn tới tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp dầu cọ của nước này khi có khả năng dư thừa nguồn cung tới 60%, gây tổn thất cho nhóm hàng xuất khẩu này lên tới 3 tỉ USD/tháng (theo ước tính của Trung tâm nghiên cứu và luật pháp Indonesia).
(CHG) Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam đã luôn là vũ khí sắc bén, là người bạn đồng hành trung thành của cách mạng. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ và oanh liệt, từng trang báo, từng bài viết không chỉ là bản tin thông thường mà còn là những “viên đạn tư tưởng”, là lời hịch hiệu triệu cả dân tộc đứng lên giành độc lập, tự do.
Xem chi tiếtBài báo Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai do ThS. Nguyễn Thị Thu Hương (Khoa Quản trị và Marketing - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Nhận thức của sinh viên về ngân hàng số tại Trường Đại học Văn Hiến" ThS. Đào Văn Hảo (Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Văn Hiến) và ThS. Nguyễn Huỳnh An (Khoa Kinh doanh & Luật, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo Một số giải pháp phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam do ThS. Nguyễn Phương Linh (Khoa Quản trị và Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo Dự báo rủi ro phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua hệ số Z-Score do TS. Nguyễn Văn Quang – TS. Mai Tuấn Anh (Trường Đại học Mở Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết