Kết quả bước đầu từ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023


(CHG) “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023 với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, nhằm cụ thể hóa các chỉ thị của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.
Thời gian thực hiện tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 từ 15/4 - 15/5/2023 trên phạm vi toàn quốc. Đến nay tất cả các tỉnh, thành trên cả nước đã đồng loạt ra quân hưởng ứng tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra của Đoàn liên ngành nắm bắt tình hình, cơ bản các địa phương đã chuẩn bị tốt cho Tháng hành động, ban hành Kế hoạch và đang triển khai tích cực công tác tuyên truyền.

Sự quan tâm sát sao
Trong những năm qua công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý an toàn thực phẩm được rà soát, bổ sung, đáp ứng với yêu cầu quản lý trong nước và hội nhập quốc tế.
Nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân về an toàn thực phẩm có chuyển biến tích cực; sức khoẻ, quyền lợi của người tiêu dùng được quan tâm. Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu sạch và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; tình trạng buôn lậu thực phẩm qua biên giới, quảng cáo thực phẩm sai sự thật, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, thuốc kích thích tăng trưởng diễn biến phức tạp; an toàn thực phẩm trong các khu công nghiệp, cơ sở giáo dục chưa bảo đảm… ảnh hưởng lớn tới an ninh, an toàn thực phẩm. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid vẫn còn có nguy cơ, các thị trường nhập khẩu tăng các rào cản kỹ thuật (bên cạnh rào cản an toàn thực phẩm đã bổ sung thêm rào cản chống dịch bệnh Covid-19...) dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản gặp nhiều khó khăn.
Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, “Tháng hành động” năm 2023 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các kết quả bước đầu
Thực hiện Quyết định số 1797/QĐ-BYT ngày 13/4/2023 của Bộ Y tế về việc thành lập 02 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023, từ 24/4 – 26/4/2023 Đoàn kiểm tra liên ngành số 01 do Cục An toàn thực phẩm chủ trì phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã kiểm tra tại tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông.
Đoàn đã kiểm tra việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tháng hành động vì an toàn thực phẩm theo nội dung ghi trong Kế hoạch số 332/KH-BCĐTƯATTP ngày 10/3/2023, cụ thể: kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; xử lý, kiến nghị xử lý các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; trong quá trình kiểm tra đoàn đã làm việc trực tiếp với Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động và kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở thực phẩm.
TS. Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm  làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Đắk Nông.
Qua kiểm tra cho thấy, 2 tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng đã chuẩn bị tốt cho Tháng hành động; đã ban hành Kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền, kiểm tra trong Tháng hành động. Tại mỗi Tỉnh Đoàn đã kiểm tra cụ thể 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ đó trao đổi cụ thể các điểm mạnh, các vấn đề cần tập trung, chú trọng trong quản lý về an toàn thực phẩm trong thời gian tới. Đoàn cũng nghe báo cáo và ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh, giải đáp các thắc mắc, kiến nghị, đồng thời cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 332/KH-BCĐTƯATTP của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương, đồng thời triển khai Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về “tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ký cam kết tại lễ Phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023 tỉnh Kon Tum.
Đối với các địa phương khác trên cả nước, đến nay các tỉnh, thành phố cũng đã đồng loạt tổ chức triển khai kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023. Theo đó, các địa phương đã tập trung công tác truyền thông phổ biến kiến thức, văn bản pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng gồm: Treo băng rôn, tuyên truyền lưu động thông điệp “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023 trên các trục đường chính; Xây dựng chuyên mục và tích cực đưa tin các hoạt động đặc biệt, công tác kiểm tra liên ngành, chuyên ngành an toàn thực phẩm trong tháng hành động phát trên Đài Phát thanh của tỉnh và của huyện. Lên kế hoạch tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn cho người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn...
Tại lễ phát động ở các tỉnh, thành phố, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã ký cam kết với chính quyền địa phương về thực hiện tốt bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Ngoài hoạt động tuyên truyền, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được các địa phương tăng cường triển khai, nhằm kịp thời ngăn chặn những trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể hơn nữa để từng bước giải quyết dứt điểm các vấn đề yếu kém: Về dư lượng vượt ngưỡng cho phép của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiểm soát giết mổ nhỏ lẻ, thực phẩm có nguy cơ cao; kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, hàng nhập lậu và gian lận thương mại…
Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm.
Để tích cực hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh doanh về thực phẩm cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm. Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội./.
Còn lại: 1000 ký tự
Nghiên cứu động lực ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới sáng tạo mở của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Đề tài Nghiên cứu động lực ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới sáng tạo mở của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam do Nguyễn Thị Lan Anh1 - Nguyễn Thị Thư1 - Nguyễn Đức Toàn1 - Dương Thị Trâm Anh1 - Đào Mai Khánh1 - ThS. Trịnh Thị Nhuần2* (1Sinh viên Lớp K58A1 - Đại học Thương mại - 2Giảng viên Viện Quản trị kinh doanh - Đại học Thương mại) thực hiện.

Xem chi tiết
Thông tin ban đầu về vụ lật thuyền tại TX Quảng Yên

(CHG) Thông tin từ UBND phường Hà An (TX Quảng Yên) cho biết, vào hồi 5h30 phút sáng nay, 25/4, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan.

Xem chi tiết
Đẩy mạnh hoạt động TikTok trong quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam

Bài báo nghiên cứu "Đẩy mạnh hoạt động TikTok trong quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam" do ThS. Bùi Thiện Đức Thịnh - ThS. Lê Đỗ Thiên Trúc (Trường Đại học Sài Gòn) thực hiện.

Xem chi tiết
Khơi thông, huy động nguồn lực xã hội cho tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19

CHG - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước là vấn đề cấp thiết, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; để tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn hẹp, cần có cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho quá trình này.

Xem chi tiết
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

​CHG - Trước những thành tựu, thách thức và cơ hội phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp. Thực hiện sáng tạo, hiệu quả những chủ trương và giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đề ra tạo nên động lực mới về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với một thế hệ hội viên nông dân có tư duy đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết
2
2
2
3