Kết quả tích cực khi áp dụng quy trình xác thực chống hàng giả trong nông sản


(CHG) Chiều 29/12, trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động chào mừng Lễ đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất, UBND huyện Đông Anh tổ chức Hội nghị Kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP 2022 với chủ đề “Khơi nguồn nội lực, hội nhập và phát triển”.
PGS. TSKH Bùi Thị An, Đại biểu quốc hội khóa XIII phát biểu tại hội nghị.
Tham dự có PGS.TSKH Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội; Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà; Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam Từ Tuyết Nhung; cùng đại diện UBND, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà cho biết, năm 2022 đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng với toàn thể chính quyền và người dân Đông Anh. Đây là năm bản lề cho việc nâng tầm huyện Đông Anh thành quận Đông Anh, với những nỗ lực chuyển mình từ cơ sở hạ tầng đường - trường - trạm đến vận hành bộ máy quản lý, sản xuất và “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” theo Chương trình 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội.
“Với 180 sản phẩm OCOP (trong đó có 1 sản phẩm 5 sao 58 sản phẩm 4 sao và 113 sản phẩm 3 sao) được mang đến tại Hội nghị lần này, những giá trị kết nối, hợp đồng hợp tác, liên kết, đầu tư sẽ được thiết lập và triển khai thành công, tạo đà phát triển cho những năm kế tiếp; góp phẩn triển khai thành công các chương trình, mục tiêu kinh tế, phát triển của UBND huyện Đông Anh về triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Đông Anh”, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh nhấn mạnh.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu khai mạc Hội nghị.
Cũng theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh, vấn đề nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có huyện Đông Anh thì vai trò và vị trí của nông nghiệp, của người nông dân luôn quan trọng, với việc tạo điều kiện của lãnh đạo huyện thì việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp của Đông Anh sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lại với nhiều sản phẩm hiện nay đã và đang có mặt tại nhiều nơi trên cả nước mang thương hiệu đến từ Đông Anh.
Tại Hội nghị, PGS.TSKH Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII chia sẻ: Cần chung tay để đưa nền nông nghiệp của nước ta phát triển hơn và bền vững, tăng cường chuỗi liên kết giữa “Nhà khoa học - nhà sản xuất - nhà nước - nhà tiêu thụ - nhà báo”, đặc biệt với sự đồng hành của các cơ quan thông tấn báo chí vào cuộc trong công tác quảng bá, truyền thông các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tới các thị trường, giúp người sản xuất bán được sản phẩm và người tiêu dùng có nơi để mua sắm hợp lý. 
Để sản phẩm của người dân Đông Anh đến trực tuyến với người tiêu dùng, theo TSKH Bùi Thị Anh chắc chắn luôn cần sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo huyện bằng việc kết nối với các doanh nghiệp siêu thị, hỗ trợ thuế, mặt bằng trong nông nghiệp,… và kéo dài hơn thời gian lãi suất và thủ tục nhanh chóng cho người dân khi vay vốn tín dụng phục vụ tích cực cho hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế. 
Với hơn 60 sản phẩm nông nghiệp rau, củ quả được mang đến tại Hội nghị lần này, bà 
Từ Tuyết Nhung Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam  đã nêu ra một số vấn đề mang tính định hướng trong “Nhu cầu sản xuất an toàn và tính bền vững của kinh tế tuần hoàn, tiềm năng phát triển của Đông Anh”. Sản phẩm hữu cơ đang được nhà nước thúc đẩy hỗ trợ và đi song song với nó là phát triển kinh tế tuần hoàn, thay vì việc tự phát của nông dân xưa nay trong việc chăm bón cây trồng, rau củ quả thì với những chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay đã tạo ra một nền tuần hoàn bền vững, sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả hơn, động lực cho người nông dân tạo ra các sản phẩm sạch, giảm thiểu chi phí, tránh lãng phí các nguồn tài nguyên khó tái tạo lại. 
Những kết quả đáng tích cực trong việc thực hiện áp dụng sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả” của thành phố trong công tác truy xuất nguồn gốc, đã trở thành chìa khóa thành công của nhiều doanh nghiệp, là điều kiện yêu cầu bắt buộc để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ năm 2017, Hà Nội đã bắt đầu thí điểm áp dụng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây kinh doanh trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội. Từ thành công ban đầu này, năm 2018 Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 02/KH-UBND về việc áp dụng sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả” tên thương mại là CheckVN để triển khai xây dựng Hệ thống truy xuất nguồn gốc thành phố Hà Nội. Năm 2018, huyện Đông Anh đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn giao tài khoản quản trị hệ thống truy xuất nguồn gốc huyện Đông Anh: da.check.net.vn để vận hành và quản lý an toàn thực phẩm, quản lý doanh nghiệp sản xuất nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Đông Anh.
Tại Hội nghị, các đại biểu còn được nghe các chia sẻ của các đơn vị doanh nghiệp là các sàn thương mại điện tử Ubofood và các nhà bán lẻ, thu mua, phân phối, tiêu thụ đầu ra sản phẩm nông nghiệp về yêu cầu khi tham gia vào chuỗi và nhu cầu hợp tác xây dựng vùng sản xuất, chuỗi liên kết tại Đông Anh…
Hội nghị được tổ chức trong không gian của “Ngày hội sản phẩm OCOP và sản phẩm truyền thống huyện Đông Anh năm 2022” diễn ra trong 4 ngày từ 29/12/2022 - 01/01/2023.
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3