Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN (AMRI) lần thứ 16


(CHG) Sáng 22/9, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (Hội nghị AMRI 16) do Bộ Thông tin và Truyền thông  Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký ASEAN tổ chức. Hội nghị sẽ thảo luận về truyền thông số, định hướng cho truyền thông và hợp tác truyền thông ASEAN trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh: Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Thông tin ASEAN là diễn đàn quan trọng để các quốc gia thành viên, cùng các nước đối thoại, trao đổi và xác định các ưu tiên, định hướng hợp tác trong thời gian tới, chung tay thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và các ưu tiên của Cộng đồng ASEAN.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (giữa) chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tại phiên khai mạc hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16, diễn ra tại Đà Nẵng
Phó Chủ tịch nước bày tỏ: “Thế giới đang ở trong giai đoạn đầy biến động, thông tin được cộng hưởng bởi công nghệ và Internet khiến cho tốc độ lan tỏa, mức độ ảnh hưởng diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Do đó, việc hợp tác thúc đẩy tiếp cận thông tin kịp thời, chính xác dựa trên năng lực số; biến thông tin thành tri thức để hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao sinh kế và đời sống cho người dân, giảm thiểu tác động của thông tin tiêu cực là nhu cầu bức thiết hiện nay, ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN”.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, lĩnh vực thông tin và truyền thông của ASEAN đang nhận về mình sứ mệnh mới, đang chủ động mở ra không gian mới để cùng nhau góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình và thịnh vượng. Đó là sự thay đổi từ thông tin đến tri thức và sự thấu hiểu. Đi đầu trong sự chuyển dịch này và thành công trong sứ mệnh mới này sẽ chính là đóng góp của các nước ASEAN cho lĩnh vực thông tin và truyền thông của thế giới.
Sự kiện thu hút sự quan tâm của báo giới, truyền thông trong nước và khu vực.

Về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số  báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông, tăng cường kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng.

Phó Chủ tịch nước cũng đề xuất Hội nghị quan tâm thảo luận một số giải pháp nhằm thúc đẩy vào chuyển đối số; nâng cao khả năng tiếp cận internet và kĩ năng số cho người dân; tăng cường quảng bá hình ảnh của ASEAN và các quốc gia thành viên; đẩy mạnh các thông tin chính thống, tích cực; xử lý tin giả, tin sai; quan tâm đối với các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cơ sở để phục vụ người dân, đảm bảo tri thức được lan tỏa rộng khắp và không ai bị bỏ lại phía sau.
Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3