Kì 1: Thuốc Đông y không rõ nguồn gốc ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng


(CHG) Thuốc Đông y đã và đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội, gây không ít hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Dù các cơ quan chức năng liên tục xử lý, ra quyết định thu hồi các loại thuốc, nhưng thực tế thị trường thuốc đông y chất lượng kém, giả mạo, không rõ nguồn gốc… đang “nở rộ”, lừa dối người tiêu dùng.

Ảnh minh họa

“Ma trận” thuốc Đông y bán online

Khi vào các trạng mạng xã hội, đặc biệt là các quảng cáo trên Zalo, Google, Facebook, YouTube... đang xuất hiện rất nhiều quảng cáo với muôn hình “xảo thuật” để bán "thần dược" Đông y với giá cắt cổ.

Các nội dung quảng cáo không chỉ “lợi dụng”, “làm giả” các bác sĩ, nghệ sĩ… có tên tuổi để bán hàng, mà còn lợi dụng người dân làm bệnh nhân để quay phim, chụp ảnh quảng cáo… đưa lên Youtube, có thể xem được trên tivi, máy tính, smartphone... Như vụ việc vợ chồng ca sĩ Thuỷ tiên - Công Vinh quảng cáo bán Sâm nhung hươu Hàn Quốc hoặc ca sĩ Kim Ngân bị lợi dụng hình ảnh để PR cho sản phẩm thuốc Đông y.  

Gần đây, xuất hiện nhiều người tự xưng "lương y", "thần y" chữa bách bệnh trên mạng xã hội. Nhiều nhóm tự xưng "thần y" chữa được nhiều bệnh như: Yếu sinh lý, hiếm muộn, vô sinh, tiểu đường, các loại bệnh về xương khớp… thậm chí chữa được cả bệnh ung thư (?).   

Việc lợi dụng Đông y gia truyền để quảng cáo về “thần y”, lương y chữa bách bệnh… đang “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội. Những loại quảng cáo này hầu hết rao bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không rõ chất lượng, hoạt động khám chữa bệnh không phép….

Đã không ít lần các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý đối với loại hình bán thuốc Đông y online. Trong năm 2021, Công an tỉnh Hà Nam cũng đã bắt giữ 2 phụ nữ bán online thuốc Đông y gia truyền giả, có doanh thu tới 200 triệu mỗi ngày. Tại hiện trường lực lượng chức năng đã thu giữ hàng nghìn lọ thuốc Đông y trị viêm xoang, phụ khoa, trĩ, xương khớp, tiểu đường… cùng hàng trăm kg bột nguyên liệu không rõ nguồn gốc…

Bộ Y tế cũng có công văn thu hồi văn bản về 12 thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19 gồm: Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên; viên nang Kovi; Bạch địa căn; siro Vvêm họng; siro dưỡng âm bổ phế; siro Ngân kiều; Hạnh tô; Vệ khí khang; hoạt huyết Nhất Nhất; viên nang Imboot; xuyên tâm liên; viên nang Nasagast – KG… Nguyên nhân, trong danh mục này có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ điều trị không đúng tính năng và công dụng điều trị bệnh COVID-19.

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 3801/SYT-NVD; Công văn số 3802/SYT-NVD về việc thu hồi vị thuốc cổ truyền Phòng phong; vị thuốc cổ truyền Ngưu tất không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Theo đó, vị thuốc cổ truyền Phòng phong, số lô: 011021, NSX: 081021, HD: 080423, do Công ty cổ phần Dược phẩm Thành Phát cung ứng. Mẫu thuốc lấy tại tỉnh Bắc Ninh, không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu Độ ẩm (vi phạm mức độ 3).

Tương tự vị thuốc cổ truyền Ngưu tất, số lô: TL-N2210111221, NSX: 29/12/2021, HD: 29/12/2023do Công ty cổ phần Đông Y Dược Thăng Long cung ứng cũng bị thu hồi. Mẫu thuốc lấy tại tỉnh Bắc Ninh, không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ ẩm (vi phạm mức độ 3)…

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền yêu cầu Công ty Cổ phần Đông Y Dược Thăng Long chịu trách nhiệm thu hồi 2 lô dược liệu trên đã cung ứng trên địa bàn TP. Hà Nội và xử lý dược liệu thu hồi theo quy định. Đồng thời, gửi các tài liệu kèm theo chứng minh cho quá trình thu hồi và xử lý về Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cũng yêu cầu công ty báo cáo rõ nguồn gốc xuất xứ, xuất nhập tồn, đơn vị trúng thầu, phân phối, cơ sở cung ứng và sử dụng 2 lô sản phẩm nêu trên tính đến tháng 7/2021 đối với dược liệu Tang ký sinh và đến tháng 8/2021 đối với dược liệu Bạch chỉ.

Sở Y tế Hà Nội cũng thông báo thu hồi trên địa bàn Hà Nội dược liệu Tang ký sinh số lô 02/2021, NSX: 22/4/2021 và lô dược liệu Bạch chỉ số lô: N0011020, NSX: 14/10/2020, HD: 14/10/2022 do Công ty Cổ phần Đông y Dược Thăng Long phân phối.

Trước đó, tháng 7/2019, Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra đối với Công ty Cổ phần Đông y Dược Thăng Long, phát hiện trong 7 sản phẩm công ty đang kinh doanh và nhập khẩu, có tới 4 sản phẩm nhập khẩu (gồm bạch quả, cam thảo bắc, khương hoạt, bạch giới) và 3 sản phẩm trong nước (gồm bình vôi, atiso và ba kích), công ty chưa xuất trình được đầy đủ hồ sơ.

Được biết, Công ty Cổ phần Đông y Dược Thăng Long đã tham gia và trúng thầu 16 gói thầu tại nhiều đơn vị lớn như: Gói thầu cung cấp dược liệu năm 2021 cho Bệnh viện Bạch Mai; Gói thầu cung ứng dược liệu của Sở Y tế Nghệ An; gói thầu mua vị thuốc cổ truyền năm 2021 của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hòa Bình; Cung cấp vị thuốc cổ truyền năm 2019-2020 cho Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam... Câu hỏi đặt ra là, trong các gói thầu của công ty này, có các sản phẩm kém chất lượng bị thu hồi nêu trên hay không?

Nên mua thuốc Đông y ở những địa chỉ uy tín để tránh tiền mất tật mang. (Ảnh minh họa)

Tiền mất, tật mang

Hàng ngày, tại các bệnh viện trên cả nước đều gặp những ca tai biến nguy hiểm tính mạng do dùng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. 

Tại Trung Tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, nơi đây thường xuyên phải cấp cứu và xử lý tình trạng ngộ độc thuốc đông y. Nhiều bệnh nhân nhập viện  trong tình trạng viêm gan nặng, vàng mắt, vàng da, gan bị suy nhiều... Các bác sĩ đã rất vấn vả để cấp cứu, hồi sức, và phải lọc máu tích cực... cho những ca ngộ độc thuốc đông y, nhưng cũng có những bệnh nhân không qua khỏi.

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân mất hàng trăm triệu đồng để chữa Đông y, để rồi phải nhập viện cấp cứu vì nhiễm độc kim loại nặng.

Viện Tim mạch Việt Nam cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân tim mạch nhập viện trong tình trạng nguy kịch như vừa suy tim, vừa suy thận, thậm chí suy gan do nhiễm độc, nhiều trường hợp quá nặng đã tử vong. Điều tra bệnh sử thường cho thấy, các bệnh nhân đã có một thời gian dài dùng thuốc bổ Đông y để nâng cao thể trạng…

Trung bình một tháng, Bệnh viện Nhiệt đới TW tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân nhập viện vì tự ý sử dụng các loại thuốc Đông y, thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Đa số bệnh nhân cho biết họ nghe theo quảng cáo bán thuốc gia truyền chữa dứt điểm tiểu đường, thoái hoá khớp, sỏi thận, giảm cân, sinh con trai... nên đã không ngần ngại mua về uống, chẳng ngờ lại gặp tai hoạ... Nhiều bệnh nhân đến khám ngay lập tức phải nhập viện điều trị vì men gan tăng, vàng da, vàng mắt và đặc biệt có bệnh nhân suýt ngừng tim....

Vừa qua, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận không ít trường hợp men gan tăng cao, vàng da, suy gan, vàng mắt, thậm chí ung thư gan vì tin dùng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. Điển hình như một trường hợp ở Hà Nội, vì muốn sinh con trai, người phụ nữ 25 tuổi đã tự ý mua thuốc nam về uống. Sau 20 ngày dùng loại thuốc theo hướng dẫn của “thầy lang”, bệnh nhân đau bụng dữ dội, men gan tăng vọt nhiều lần và phải cấp cứu.

BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y cho biết, dùng thuốc trong Đông y là cả một nghệ thuật phải đúng người đúng bệnh. Bởi điều trị theo đông y là phải tuân thủ theo âm dương ngũ hành và quy luật của tự nhiên. Cấu trúc âm dương của từng người khác nhau (cũng giống như cấu trúc gen ở mỗi người trong tây y là khác nhau) nên thuốc phải được dùng cho từng người, phù hợp với âm dương của người đó. Hơn nữa, âm dương khác khiến khí huyết cũng khác, khi khí huyết khác giống như truyền máu phải đúng, truyền sai thì sẽ mất mạng. Cho nên, việc lấy 1 bài thuốc dùng cho tất cả mọi người là một sai lầm, dễ dẫn tới tiền mất, tật mang.

Theo các chuyên gia, các sản phẩm quảng cáo về thuốc đông y trị dứt điểm hoàn toàn bệnh đăng tải tràn lan trên Facebook là không đúng sự thật, nói quá về tác dụng của sản phẩm. Người dân cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thông tin khi mua thuốc tránh tiền mất, tật mang. Bởi khi mua thuốc trên mạng, sẽ dễ gặp phải tình trạng thuốc không đảm bảo chất lượng, không có bác sĩ đảm bảo trong quá trình điều trị. Do vậy người bệnh cần tìm đến những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín.

Năm 2021, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội đã lấy 94 mẫu dược liệu và 85 mẫu vị thuốc tại 40 cơ sở (19 bệnh viện, 4 phòng chẩn trị y học cổ truyền và 17 công ty kinh doanh, sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền). Phát hiện 26/179 mẫu không đạt chất lượng (14,5%) trong đó: 7/26 mẫu không đạt về độ ẩm; 8/26 mẫu không đạt chất chiết; 8/26 mẫu không đạt mô tả; 8/26 mẫu không đạt chỉ tiêu định tính và 7/26 mẫu không đạt chỉ tiêu định lượng. Các dược liệu, vị thuốc không đạt gồm Đan sâm, Bạch chỉ, Trạch tả, Bạch hoa xà thiệt thảo, Tang kí sinh, Phòng phong, Thiên ma, Tục đoạn, Đảng sâm, Cốt toái bổ, Độc hoạt, Đỗ trọng…

(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3