Kì 2: Chung tay đẩy lùi thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc


(CHG) Trước hình ngày hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng đang được tuồn nhiều ra thị trường ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng, vì vậy người tiêu dùng cần phải biết cách nhận diện một số tiêu chuẩn trong an toàn thực phẩm phổ biến hiện nay. 

 

Tiêu chuẩn lựa chọn thực phẩn an toàn 

An toàn thực phẩm là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là thời điểm những tháng cuối năm. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm của các cơ sở chế biến, kinh doanh và nếu vi phạm không đảm bảo chất lượng sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, thực tế trên thị trường hiện vẫn còn xảy ra nhiều hiện tượng như thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm tiềm ẩn nhiều dư lượng thuốc kích thích tăng trưởng, sử dụng hoá chất cấm... Bên cạnh đó quy trình sản xuất và kiểm soát chưa không nghiêm ngặt, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm; sử dụng nước thải sinh hoạt để chế biến, nước thải chăn nuôi tưới rau… làm cho hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh cho rau quả cao hơn nhiều so với quy định cho phép... gây ảnh hưởng không tốt tới người tiêu dùng.

Mặc dù vậy, vấn đề tiêu chuẩn an toàn thực phẩm không phải người tiêu dùng nào cũng nắm được khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm. 

Đầu tiên phải kể tới tiêu chuẩn ISO. Với ISO là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) xây dựng và ban hành. Chứng nhận ISO được chấp nhận và có giá trị trên toàn cầu.

Trong đó có ISO 22000:021 là hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm áp dụng nhiều nhất hiện nay. Doanh nghiệp được đánh giá và thừa nhận là có hệ thống quản lý tốt về an toàn thực phẩm,đủ khả năng cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn ra ngoài thị trường khi đạt chứng nhận này.

Với mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung cấp thực phẩm đều được áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không phân biệt quy mô, loại hình. Bao gồm cả những tổ chức hoạt động trực tiếp và gián tiếp trong chuỗi thực phẩm.

Hiện nay, việc bảo đảm an toàn thực phẩm đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội và doanh nghiệp sản xuất cũng phải đối mặt với yêu cầu khắt khe từ cơ quan chức năng, khách hàng, đồng thời phải đảm bảo đạo đức doanh nhân và lợi ích doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương pháp quản lý an toàn thực phẩm phải phù hợp với sản phẩm, công nghệ, trình độ nhân viên và định hướng thương hiệu của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo uy tín, cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

Một trong những cách tiếp cận đã và đang được thế giới thừa nhận, đó là đảm bảo từ trang trại đến từng bữa ăn bằng việc loại trừ và kiểm soát các mối nguy trong chuỗi cung ứng thực phẩm. 

Mối nguy an toàn thực phẩm có thể là mối nguy vật lý, hoá học và sinh học. Chúng có thể phát sinh, tồn tại và nhân lên trong các công đoạn hình thành sản phẩm thực phẩm, từ khâu nuôi trồng, thu hoạch và sơ chế, chế biến nguyên liệu và bảo quản, vận chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng.

Theo đó, những mối nguy có thể ngăn ngừa, giảm thiểu hay loại bỏ bằng cách áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến ISO 22000. Việc áp dụng và chứng nhận ngày càng phổ biến.

Lựa chọn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), ngoài ra yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng. Do đó việc lựa chọn chứng nhận ISO có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Với doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. 

Một số lợi ích của ISO 22000 có thể kể đến như: Với những doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. Bởi Giấy chứng nhận ISO 22000 nằm trong bộ hồ sơ đăng ký FDA cho cơ sở thực phẩm.

Bên cạnh đó, giấy chứng nhận ISO 22000 nằm trong bộ hồ sơ đăng ký tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nên sẽ giảm tối đa những nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm khi các doanh nghiệp áp dụng. Các doanh nghiệp phải thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế mối nguy cơ thực phẩm, phải xây dựng hệ thống kiểm soát gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ... giảm thiếu chi phí lãng phí do sản phẩm hư hỏng, sai lỗi.

Khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu và nhận được chứng nhận daonh nghiệp được nhìn nhận là đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn. Từ đó giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm có chất lượng và an toàn thực phẩm...

Ngoài tiêu chuẩn ISO còn các các tiêu chuẩn như HACCP là tiêu chuẩn về Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn. Tiêu chuẩn này có thể xác nhận các mối nguy như: Các mối nguy từ sinh học, mối nguy hoá học, vật lý hat các điều kiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuỷ sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi... các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất thức ăn công nghiệp, cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và tổ chức hoạt động liên quan đến thực phẩm phải được áp dụng theo tiêu chuẩn này.

Còn tiêu chuẩn GMP, theo quy định sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế muốn kinh doanh và bán sản phẩm ra thị trường, yêu cầu bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP. Kể cả các cơ sở kinh doanh ăn uống như nhà hàng, khách sạn cũng nên được áp dụng tiêu chuẩn GMP. 

Như vậy việc áp dụng các tiêu chuẩn trên nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn trong sản xuất. Từ đó, có cơ sở để tạo ra những sản phẩm thực phẩm đạt chuẩn an toàn cho khách hàng, và để các doanh nghiệp tuân thủ luật lệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát thực phẩm.

Tăng cường kiểm soát của lực lượng chức năng

Theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, hiện nay, các đối tượng vi phạm để tránh bị phạt và truy tố, đã áp dụng nhiều thủ đoạn như chia nhỏ, phân tán hàng hóa để cất giấu, trà trộn với hàng hóa hợp pháp hay tách các công đoạn vi phạm vận chuyển qua dịch vụ chuyển phát nhanh, giao dịch qua thương mại điện tử, ứng dụng internet nên đã gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng. 

Một số đối tượng lợi dụng việc cắt giảm nhiều thủ tục trong đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm của cơ quan quản lý để tuồn hàng thực phẩm không đảm bảo an toàn ra thị trường.

Ông Nguyễn Đức Lê – Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương cho biết: “Chúng ta chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để làm sao cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh nhanh chóng đưa được sản phẩm ra thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hậu kiểm, khi chúng tôi phát hiện ra sản phẩm vi phạm thì lúc đó, sản phẩm đã được đưa ra thị trường với số lượng rất lớn. Việc thu hồi cũng như xử lý bị hạn chế. Người tiêu dùng đã sử dụng thực phẩm bẩn, sản phẩm không đảm bảo an toàn, có phần nào đã ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, Tổng cục Quản lý thị trường luôn đưa việc đấu tranh chống các hành vi vi phạm trong an toàn thực phẩm lên hàng đầu". 

Theo dự báo, thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh, một số cơ sở chế biến, kinh doanh hàng hóa thường tung ra thị trường hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng để thu lợi nhuận.

Bên cạnh đó, nguy cơ các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng trà trộn với hàng thật là rất cao. Do đó, để giảm tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, Bộ Công thương đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường, và lực lượng Quản lý thị trường tại các địa phương phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác tăng cường kiểm tra giám sát cũng như hậu kiểm trong việc chấp hành các quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó, chú trọng vấn đề thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc quản lý nhà nước của Bộ Công thương như rượu bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh kẹo.

“Trước tiên, chúng tôi sẽ bám sát chỉ đạo của chính phủ, Bộ Công thương về đảm bảo an toàn thực phẩm trong các dịp Tết dương lịch, Tết nguyên đán, ngay cả hiện nay, lực lượng Quản lý thị trường cũng tập trung kiểm tra, kiểm soát để làm sao giám sát được việc các cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn. Chúng tôi cũng sẽ tích cực giám sát thị trường. Chúng tôi sẽ dùng các biện pháp nghiệp vụ của quản lý thị trường, trong đó, có giám sát theo địa bàn và các hoạt động khác để nhanh chóng phát hiện những tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất thực phẩm không an toàn", ông Nguyễn ĐứcLê nhấn mạnh.

Theo đó, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt, tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cũng cần nói không với thực phẩm không an toàn. Đồng thời, cần chủ động cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm cho cơ quan chức năng.

Theo ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục Trưởng, Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương “Một quyền cơ bản người dùng là quyền lựa chọn sản phẩm. Trước khi lựa chọn mua một sản phẩm, người tiêu dùng nên kiểm tra rất rõ về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, sản phẩm, giá cả...Nên lưu giữ bằng chứng giao dịch để nếu có phát sinh, có thể liên hệ với doanh nghiệp để xử lý theo đúng quy định của pháp luật".

Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, lãnh đạo Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên mua thực phẩm tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo, đọc kỹ thông tin trên sản phẩm, bảo quản ghi trên bao bì nhãn mác, nói không với những sản phẩm in không rõ ràng, chữ in không sắc nét để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử mua các sản phẩm nông nghiệp có quét mã QR truy xuất của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bài báo "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thanh toán điện tử mua các sản phẩm nông nghiệp có quét mã QR truy xuất của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh" do ThS. Nguyễn Thanh Bình - Nguyễn Dương Thúy Hằng - Cao Thị Tố Hà - Đặng Thị Sương (Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển thị trường trái phiếu, hướng tới hệ thống tài chính cân bằng ở Việt Nam

CHG - Hệ thống tài chính của Việt Nam hiện đang có cấu trúc thiên lệch, dựa nhiều vào thị trường tín dụng - ngân hàng, trong khi thị trường cổ phiếu và trái phiếu phát triển chưa tương ứng. Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy quá trình cơ cấu lại hệ thống tài chính theo hướng cân bằng hơn và đạt những mục tiêu có tính bền vững.

Xem chi tiết
Thanh toán qua ví điện tử của người dân tại Lạng Sơn: thực trạng và giải pháp

Đề tài Thanh toán qua ví điện tử của người dân tại Lạng Sơn: thực trạng và giải pháp do ThS. Ma Xuân Khánh (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển ETC) thực hiện.

Xem chi tiết
Hoàn thiện và phát triển Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Đề tài Hoàn thiện và phát triển Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam do PGS. TS. Vũ Sĩ Tuấn - SV. Đoàn Thị Thu Hiền - SV. Lại Bảo Ngọc - SV. Trương Cẩm Ly - SV. Sòi Nguyệt Minh - SV. Phạm Thị Vân Ngọc (Trường Đại học Ngoại Thương, TP. Hà Nội)

Xem chi tiết
Đổi mới mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị dựa trên liên kết nhiều chủ thể - một số kinh nghiệm bước đầu từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

​CHG - Mô hình tổ chức phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị ở tỉnh Quảng Ngãi thu được những kết quả bước đầu, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ,... Thành công đó khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả trong việc xác định khâu phát triển đột phá của nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ở tỉnh Quảng Ngãi.

Xem chi tiết
2
2
2
3