Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nepal, Mông Cổ, Bhutan, Pakistan, Nhật Bản và Oman. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Doãn Anh Thơ điều hành Hội thảo.
Phát biểu chào mừng, ông Prajuck Boonyoung - Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Vương quốc Thái Lan, Chủ tịch Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2021-2024 khẳng định, Hội thảo là cơ hội để các nước thành viên các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến dự án hợp tác kiểm toán.
“Hiện nay các quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tuy nhiên, tôi tin rằng các thành viên ASOSAI có thể nâng cao khả năng phục hồi và phản ứng nhanh chóng với những thách thức mới” - Chủ tịch ASOSAI nói.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Doãn Anh Thơ cho biết, năm 2018, Đại hội ASOSAI lần thứ 14 đã chính thức thông qua Tuyên bố Hà Nội về Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững với các trụ cột chính: Thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ASOSAI; phát triển năng lực cho các SAI thành viên trong lĩnh vực kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết thách thức về môi trường toàn cầu.
Tuyên bố Hà Nội đã trở thành văn kiện quan trọng về tầm nhìn chiến lược cho giai đoạn phát triển tiếp theo của ASOSAI trong việc theo đuổi và hiện thực hóa Chương trình Nghị sự 2030 về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc.
Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu trong Tuyên bố Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã chủ trì, phối hợp cùng với SAI Myanmar và Thái Lan triển khai cuộc kiểm toán, cùng sự hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật của các chuyên gia đến từ SAI Malaysia, Indonesia và Ngân hàng thế giới (WB). Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song đến nay, với những nỗ lực to lớn của tất cả các SAI tham gia và đồng nghiệp quốc tế, cuộc kiểm toán đã thành công tốt đẹp.
Đánh giá về kết quả kiểm toán, trên cơ sở tổng hợp báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán của 3 Cơ quan Kiểm toán Nhà nước của Việt Nam, Myanmar và Thái Lan cho thấy, trên cơ sở tổng hợp báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán, Chính phủ 3 nước đã có sự quan tâm, chú trọng và đưa ra nhiều nỗ lực, giải pháp trong công tác quản lý nguồn nước sông Mekong gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Cụ thể, 3 nước này đã hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia và ban hành các quy định, văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng cơ sở pháp lý về quản lý tài nguyên nước. Đồng thời, 3 nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn lực cần thiết và tổ chức thực hiện giám sát, cảnh báo về số lượng, chất lượng nguồn nước; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế các cấp về nguồn nước lưu vực sông Mekong nhằm chia sẻ, trao đổi và thống nhất với nhau cùng có lợi...
Tuy nhiên, các báo cáo kiểm toán cũng phản ánh tình trạng suy thoái nguồn nước sông Mekong, những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, sinh kế, đời sống của người dân đã và đang diễn ra tại 3 quốc gia.
Qua kiểm toán, 3 cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã đưa các cảnh báo về nguy cơ, rủi ro và hệ quả của tình trạng suy thoái tài nguyên nước sông Mekong và kiến nghị nhiều giải pháp hữu ích, có tính khả thi cao trực tiếp đến Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Tại Hội thảo, các SAI cũng tập trung chia sẻ, làm rõ hơn về các vấn đề được quan tâm như việc ứng dụng công nghệ viễn thám trong quá trình tổ chức triển khai kiểm toán; công tác truyền thông về các kết quả nổi bật của cuộc kiểm toán; việc giải quyết các vấn đề xuyên biên giới liên quan đến nguồn nước lưu vực sông Mekong; nguồn kinh phí để giải quyết các vấn đề còn tồn tại theo kiến nghị của cuộc kiểm toán…
Cũng tạo buổi hội thảo, đại diện KTNN Việt Nam cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần phải nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề ngập mặn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cũng như tiếp tục chung tay với các nước trên lưu vực sông Mê công để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước sông Mekong. Đại diện của Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò của kiểm toán trong việc đã chỉ ra những rủi ro và hệ quả của tình trạng suy thoái tài nguyên nước sông Mekong, những kiến nghị và giải pháp hữu ích, có tính khả thi cao trực tiếp đến Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
“Chúng tôi tin rằng những kết quả và kiến nghị kiểm toán sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục những tồn tại, hạn chế và tăng cường tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý tài nguyên nước, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của từng quốc gia nói riêng và toàn thể cộng đồng lưu vực sông Mê Công nói chung” – Ông Đinh Văn Dũng - Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III khẳng định.
Nguồn: Báo Công Thương
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết