(CHG) Trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang ASEAN đã tăng tới 26,1%.
Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 17,53 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 9,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác trong ASEAN đạt 24,43 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 13,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Do vậy, 6 tháng đầu năm Việt Nam nhập siêu gần 7 tỷ USD từ các nước ASEAN.
ASEAN được đánh giá là khu vực thị trường giàu tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam |
Cụ thể, các nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn giữa Việt Nam và các thị trường ASEAN tập trung vào lĩnh vực như: Điện thoại, linh kiện máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện máy móc, thiết bị, hàng nông sản (hạt điều từ Campuchia, gạo Việt Nam); ô tô nguyên chiếc (nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia); xăng dầu…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu trong thời gian qua được cho là hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hoặc hưởng một số ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương của từng nước.
Hiện nay, ASEAN được đánh giá là khu vực thị trường giàu tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, để duy trì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại khu vực thị trường ASEAN và tận dụng các cơ hội để đa dạng hóa và mở rộng thị trường tại khu vực này các doanh nghiệp cần thường xuyên, liên tục cập nhật thông tin về các chính sách, quy định của thị trường sở tại, đặc biệt là các yêu cầu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số kênh thông tin chính thức của Bộ Công thương như website Bộ Công thương (www.moit.gov.vn), cổng thông tin thị trường nước ngoài (www.vietnamexport.com)...
Đồng thời, chủ động xác thực thông tin đối tác tại nước sở tại bằng nhiều cách khác nhau để hạn chế các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng và thanh toán. Doanh nghiệp có thể liên hệ với cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại để đề nghị hỗ trợ.
Gần đây, một số nước ASEAN gia tăng áp dụng các rào cản thương mại hoặc biện pháp phòng vệ thương mại để hỗ trợ khôi phục sản xuất trong nước trong và sau đại dịch, do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động trong kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp, tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa đối tác, thị trường xuất khẩu…
ASEAN là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU). ASEAN có lợi thế là thị trường gần gũi giúp doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam tiết kiệm chi phí vận chuyển, lưu kho bãi, đồng thời có nhiều lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa như vận tải đường biển, đường bộ, hàng không. |
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết