Kỳ 4: Tăng giá trị sản phẩm OCOP - thương hiệu Việt


(CHG) Việc triển khai có hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) mở ra cơ hội khẳng định giá trị thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề của các địa phương. Song cần phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP - đa dạng hóa các kênh quảng bá sản phẩm nội địa và hướng ra thị trường nước ngoài.

Tăng giá trị sản phẩm OCOP - thương hiệu Việt.

Phát triển sản xuất tập trung, theo chuỗi giá trị

Hiện nay, các địa phương trên cả nước đều triển khai các vùng nguyên liệu tập trung, hướng tới sản xuất theo hướng an toàn sinh học, sản xuất hữu cơ nhằm thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đồng thời xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc thù địa phương.

Nhiều tỉnh tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, đơn vị chuyển đổi loại hình hoạt động của các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP từ cá nhân, gia đình, tổ hợp tác, sang thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã. Tổ chức, tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP về đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản, sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu, xây dựng phương án kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn.

Thời gian qua, thực hiện Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” các địa phương tùy theo lợi thế đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao mang đặc trưng, thương hiệu riêng từng vùng miền, mở ra cơ hội phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ tổ chức sản xuất, liên kết xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm OCOP, các địa phương phải có vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo nguồn cung sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Một trong những tiêu chí hàng đầu của các sản phẩm OCOP là phải mang đậm nét đặc trưng của địa phương gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.

Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến và bảo quản các sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao.

Đối với những sản phẩm đặc thù địa phương, việc xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn hữu cơ, gắn với OCOP được nhiều địa phương quan tâm đầu tư với mục tiêu kiểm soát vùng nguyên liệu tại chỗ, tạo nền tảng để nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và Chương trình OCOP trong đầu tư, đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt, nhiều địa phương đã hỗ trợ tới 50% chi phí mua vật tư xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính và các thiết bị tự động hóa… phục vụ quá trình sản xuất; hỗ trợ 30% kinh phí mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm và bảo vệ môi trường… đẩy mạnh giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển các tổ chức sản xuất để nâng cao giá trị, phát triển bền vững sản phẩm OCOP địa phương.

Ngoài ra, các địa phương cũng tăng cường liên kết vùng, mở rộng diện tích các vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm theo lợi thế, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của từng địa phương, phấn đấu tăng các sản phẩm OCOP đạt 5 sao trong thời gian tới. Đồng thời, chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, đây là mục tiêu các địa phương hướng tới trong phát triển sản phẩm OCOP.

Cần bảo vệ thương hiệu sản phẩm OCOP.

Đẩy mạnh bảo vệ thương hiệu sản phẩm OCOP 

Năm 2020, Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã kết hợp với các cơ quan chức năng phát hiện một hộ kinh doanh tại khóm 3, phường 1, thị xã Ngã Năm và hộ gia đình bà Phạm Thị P. (SN1963, đăng ký hộ khẩu thường trú ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) buôn bán, sản xuất trà mãng cầu Vĩnh Kiên giả.

Bà P. thừa nhận đã lấy nhãn hiệu của Hợp tác xã Vĩnh Kiên, thay đổi số điện thoại của mình, đóng gói bao bì Trà Mãng cầu giống nhãn hiệu của Hợp tác xã Vĩnh Kiên để cung cấp cho các cơ sở kinh doanh buôn bán trên thị trường. 

Trà Mãng cầu của Hợp tác xã Vĩnh Kiên là một trong những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của tỉnh Sóc Trăng, đã được đăng ký bảo hộ sản phẩm theo quy định của pháp luật. 

Dán nhãn OCOP,và nhãn hiệu sản phẩm tuy mang nội hàm và ý nghĩa khác nhau, nhưng cả hai đều là dấu hiệu giúp người tiêu dùng định vị, lựa chọn đúng sản phẩm, dịch vụ chính hãng, chất lượng cao. Nhiều người cho rằng, đã dán nhãn OCOP rồi thì không cần bảo hộ nhãn hiệu nữa. Thực tế không phải như vậy.

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định.

Việc bảo hộ nhãn hiệu là sự ghi nhận chính thức của Nhà nước về quyền sở hữu độc quyền của tổ chức, cá nhân đối với nhãn hiệu, từ đó có cơ chế tương ứng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu. 

Việc bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu nhãn hiệu nói riêng và các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung, góp phần thúc đẩy sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất.

OCOP là từ viết tắt của Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm". Đây là sự đánh giá và công nhận của các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm và chủ thể sản xuất ra sản phẩm đó từ các đặc sản, lợi thế ở các vùng nông thôn. 

Sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng theo bộ tiêu chí quốc gia về đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP do Thủ tướng chính phủ ban hành, dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau như chất lượng, giá trị cộng đồng, giá trị văn hóa, năng lực sản xuất và thương mại của chủ thể. Đồng thời, kết quả phân hạng sản phẩm OCOP còn xác định các cơ hội phát triển sản phẩm, khả năng tham gia và được thụ hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Do đó, gắn nhãn OCOP thể hiện sản phẩm đó đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chứng nhận đã đạt các điều kiện, tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, cũng là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm được phân hạng OCOP. 

Vì vậy, sản phẩm có cả 2 dạng nhãn hiệu (công nhận theo OCOP và bảo hộ sở hữu trí tuệ) sẽ được nâng tầm về chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Đối với các sản phẩm OCOP có tiềm năng xuất khẩu, việc bảo hộ thương hiệu càng trở nên cấp thiết hơn.

Sở hữu trí tuệ là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế mạnh mẽ cho chủ thể sở hữu và xã hội. Đó cũng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho từng doanh nghiệp, chủ thể tài sản trí tuệ cũng như nền kinh tế quốc gia trong hội nhập. Vì vậy, nó được xem là phương tiện bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và quốc gia.

Trong công tác quản lý, việc tuân thủ hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ là cách thức để các nước đang phát triển tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ và hội nhập hiệu quả.

Với xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp theo ba hướng chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hiện đại, nông dân thông minh. 

Tuy nhiên, nhiều chủ thể, nhất là các chủ thể mới tham gia kinh doanh các sản phẩm không quan tâm đến sở hữu trí tuệ, không đăng ký kiểu dáng, không hồ sơ thủ tục đăng ký. Điều đó dẫn đến việc các sản phẩm sẽ rất dễ bị tranh chấp, kiện tụng và mất quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, cần phải có hiểu biết, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu... ngay từ đầu để phát triển sản phẩm bền vững.

Để bảo đảm các quyền lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình được bảo vệ và thực thi trên thị trường, các tổ chức, cá nhân bao gồm cả các tổ chức, cá nhân đang tham gia phát triển sản phẩm OCOP cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ. 

Nhãn hiệu được bảo hộ là cơ sở, nền tảng để tổ chức, cá nhân tham gia vào các hệ thống chứng nhận như OCOP. Mặt khác, việc sản phẩm, dịch vụ được gắn tem chứng nhận OCOP sẽ tạo điều kiện để giá trị nhãn hiệu được nâng cao hơn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Hiện nay, ở nhiều địa phương, UBND tỉnh và Sở Khoa học công nghệ đều tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân, hỗ trợ các Hiệp hội, doanh nghiệp bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm OCOP của địa phương.

Việc hỗ trợ các địa phương phát triển, khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị. Đồng thời, việc giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm khai thác, phát triển giá trị các tài sản trí tuệ. 

Các địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh, nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu các nhãn hiệu mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ. 

Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, các sản phẩm OCOP được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đặc biệt cùng với sự hỗ trợ của các địa phương, các cấp, ngành cùng chung tay triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Đây là cơ sở quan trọng, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, là nền tảng vững chắc trong phát triển kinh tế - xã hội.

Còn lại: 1000 ký tự
Phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến giám định tổn thất bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến giám định tổn thất bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm Việt Nam" do ThS. Nguyễn Văn Rõ (Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu) thực hiện.

Xem chi tiết
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Phan Thiết

Bài báo nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Phan Thiết" do ThS. Lương Quốc Vũ - TS. Võ Khắc Trường Thanh - TS. Võ Khắc Trường Thi - ThS. Đỗ Thị Minh Quyền - Lương Hoài Trinh (Trường Đại học Phan Thiết) thực hiện.

Xem chi tiết
Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024

​Tối 26-3, UBND thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024. Đến dự có Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Ngô Xuân Thắng; Trưởng Ban Dân vận Thành Uỷ Lê Văn Trung; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi; Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường.

Xem chi tiết
Khai mạc và trao thưởng Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

​Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng thành phố (29/3/1975 - 29/3/2024) và hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), UBND thành phố phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng.

Xem chi tiết
Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sau các biến động kinh tế toàn cầu: Xu hướng chuỗi cung ứng tuần hoàn

Bài báo nghiên cứu "Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sau các biến động kinh tế toàn cầu: Xu hướng chuỗi cung ứng tuần hoàn" do Đinh Thu Phương (Khoa Kinh tế biển - Logistics, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3