Kỳ 5: Trung tâm kinh tế biển khu vực Nam Trung Bộ - tập trung phát triển thành khu vực cảng biển tổng hợp


(CHG) Theo Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030, cụm kinh tế biển Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận. Trong đó, xác định khu vực trọng điểm phát triển ở Khánh Hòa - Nam Phú Yên sẽ tập trung phát triển thành khu vực cảng biển tổng hợp.

 

Kinh tế biển Nam Trung Bộ tập trung phát triển thành khu vực cảng biển tổng hợp.

Trng điểm Khánh Hòa – Nam Phú Yên 

Cụm kinh tế biển Nam Trung Bộ xác định khu vực trọng điểm phát triển ở Khánh Hòa - Nam Phú Yên, gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế cao ở Đông Nam Á, ưu tiên phát triển những ngành, lĩnh vực là thế mạnh của hai tỉnh này.

Theo đó, trung tâm sẽ là khu cảng biển Vân Phong – Cam Ranh, kết hợp với cảng Quy Nhơn. Khu vực này sẽ được phát triển thành cảng biển tổng hợp trung chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế và cảng chuyên phục vụ du lịch, quốc phòng. Bên cạnh đó là phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển, hàng hải và dịch vụ logistics quốc tế, hình thành đô thị dịch vụ cảng biển quốc tế. 

Theo Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030, Khánh Hòa sẽ phát triển các dịch vụ khoa học công nghệ về nghiên cứu biển, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ đào tạo nhân lực khoa học kỹ thuật về lĩnh vực biển, hàng hải, hình thành khu vực khoa học công nghệ cao về biển, trung tâm nghiên cứu biển quốc gia.

Theo đó, Khánh Hòa - Nam Phú Yên sẽ trở thành khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất chế phẩm sinh học, hóa học, hóa phẩm, công nghiệp khí, hóa chất, công nghệ cơ khí sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển. Đồng thời, đây cũng sẽ trở thành khu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, chế biến hải sản, khoáng sản biển. 

Trên cơ sở nêu trên, thành phố Nha Trang và thành phố Quy Nhơn sẽ phát triển mạnh về du lịch biển, đảo, hình thành các khu du lịch, đô thị du lịch biển có tính quốc tế, chuyên nghiệp cao, có tính thống nhất và liên kết nhiều loại hình du lịch như du lịch di sản, di tích văn hóa ven biển… 

Các khu trung tâm thương mại miễn thuế cho khách du lịch, khu đô thị du lịch biển quốc tế, khu trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thám hiểm biển, giải trí... tương ứng với tiêu chuẩn cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Theo đó, các địa phương Cam Ranh – Bình Định – Ninh Thuận sẽ là khu vực ưu tiên phát triển nuôi trồng hải sản, thủy sinh vật biển ứng dụng công nghệ cao và nghề cá xa bờ có phương tiện, thiết bị hiện đại khai thác ngư trường Nam Trung Bộ - Trường Sa.

Đáng chú ý là định hướng phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch huyện đảo Trường Sa, định hướng phát triển thành khu du lịch đảo xa bờ với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, mang tính trải nghiệm, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Huyện đảo Trường Sa cũng sẽ trở thành khu căn cứ dịch vụ hậu cần trên biển, là trung tâm kinh tế biển lưỡng dụng, trung tâm dịch vụ biển trên tuyến đảo xa bờ.

Phú Yên phát triển thành trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn.

Tiềm năng Nam Phú Yên

Trong định hướng phát triển cụm liên kết kinh tế biển các tỉnh Nam Trung Bộ, khu  kinh tế Nam Phú Yên trải dài khoảng 50km đường bờ biển, diện tích hơn 21.000ha, hội tụ đầy đủ các yếu tố, tiềm năng, lợi thế để phát triển thành khu kinh tế trọng điểm, động lực của tỉnh Phú Yên. 

Phú Yên là tỉnh có bờ biển dài 189km, với nhiều vùng, vịnh, đảo và cụm đảo gần bờ; vùng đặc quyền kinh tế biển hơn 34.000km; sản lượng khai thác thủy sản hằng năm đạt hơn 60.000 tấn với nhiều loại thủy sản giá trị. 

Phú Yên đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch biển đảo, nuôi biển, khai thác, đánh bắt thủy sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển giao thông, cảng biển. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Phú Yên sẽ triển khai chương trình hành động về phát triển kinh tế biển, gắn với xây dựng và phát triển khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn, từng bước khẳng định vị trí là một trong tám khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia.

Với những tiềm năng nêu trên, tỉnh Phú Yên đầu tư tám dự án trọng điểm nằm trong khu kinh tế Nam Phú Yên trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, nâng cấp sân bay Tuy Hòa lên công suất 5 triệu khách/năm, đầu tư tuyến cao tốc Bắc – Nam qua Phú Yên, đường sắt Tuy Hòa đi Tây Nguyên, mở rộng quốc lộ 25 đi Tây Nguyên, nâng cấp cảng Vũng Rô lên 2,5 triệu tấn/năm, xây dựng dự án giao thông tuyến ven biển đến cảng Bãi Gốc kết nối với quốc lộ 1 đi khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa), xây dựng tuyến cao tốc nối Phú Yên với Tây Nguyên.

Khu kinh tế Nam Phú Yên cũng sẽ triển khai quy hoạch khu đô thị du lịch ven biển Nam Phú Yên có diện tích 284ha nằm trên hai phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung của thị xã Đông Hòa với quy mô gần 19.900 dân, cách 10 km đi thành phố Tuy Hòa. Đây là khu đô thị theo mô hình dịch vụ, du lịch tổng hợp có điểm nhấn, có sức hút dân cư, bản sắc riêng. 

Ngày 23/6 vừa qua, tại cuộc họp của Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên với Ban quản lý khu kinh tế Phú Yên nhằm đánh giá hoạt động của khu kinh tế Phú Yên và các khu công nghiệp của tỉnh, ông Nguyễn Xuân Hùng - Trưởng ban quản lý khu kinh tế Phú Yên cho biết, khu kinh tế Nam Phú Yên và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 117 dự án đầu tư (trong đó có 17 dự án đầu tư nước ngoài) với diện tích đất đăng ký hơn 449ha, vốn đầu tư đăng ký 10.589 tỷ đồng và 35,78 triệu USD.

Hiện có 80/117 dự án đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung những ngành nghề chính như chế biến thủy sản, chế biến hạt điều xuất khẩu, chế biến gỗ xuất khẩu, may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử và một số ngành khác.

Ban quản lý khu kinh tế Phú Yên cũng đang triển khai 9 dự án đầu tư công với tổng mức đầu tư là 4.017 tỷ đồng. 

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, ông Phạm Đại Dương cho rằng, khu kinh tế Nam Phú Yên còn nhiều khó khăn trong triển khai các dự án, nhất là các dự án về cơ sở hạ tầng. Trung ương cần sớm quan tâm đầu tư hạ tầng các tuyến đường bộ cao tốc từ Phú Yên lên Tây Nguyên và hỗ trợ các tuyến đường bộ ven biển, tạo động lực cho Phú Yên phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. 

Xét tổng thể tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên, đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung Ương nhận định: Tỉnh Phú Yên cần chú trọng liên kết vùng, phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của địa phương là một cửa ngõ giao thương quốc tế, nhất là liên kết khu vực Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa, Bắc Phú Yên – Nam Bình Định và Phú Yên – Tây Nguyên. Phát triển hành lang kinh tế dọc quốc lộ 25, quốc lộ 29, quốc lộ 19C, đường đông Trường Sơn và các tỉnh Tây Nguyên; kết nối với khu vực đông bắc Campuchia và Nam Lào, trong đó Phú Yên là một trong các cửa mở ra Biển Đông.

Với những lợi thế về cảng biển, ngư trường, nguồn lợi sinh vật biển, cùng với các dự án kinh tế có nguồn vốn đầu tư lớn, khu vực kinh tế biển Nam Trung Bộ sẽ là một trung tâm kinh tế biển hiện đại, tầm cỡ lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3