Kỳ 6: Kinh tế biển Trung Trung Bộ: Chú trọng phát triển du lịch đảo tầm cỡ quốc tế


(CHG) Trong 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030 sẽ phát triển được 3 - 4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á. Cụm liên kết Trung Trung Bộ sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển có tầm quốc tế hàng đầu - đó là một thách thức, nhưng cũng là cơ hội để phát triển du lịch đảo có một không hai tại Việt Nam.

 

Cảng Chu Lai - một cảng có giá trị chuỗi gia tăng lớn trong phát triển kinh tế biển khu vực Trung Trung Bộ.

Phát triển dịch vụ kinh tế biển có chuỗi giá trị gia tăng lớn

Theo Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển, gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030, phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế.

Các khu vực trọng điểm phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước từ 1, 2 lần trở lên.

Phát triển cụm liên kết ngành với các ngành ưu tiên theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, có lợi thế phát triển tại vùng biển và ven biển nhất là các ngành sản phẩm, dịch vụ kinh tế biển có chuỗi giá trị gia tăng lớn, ứng dụng công nghệ cao, đóng góp vào tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái biển, ngành nghề kinh tế biển góp phần củng cố tăng cường quốc phòng - an ninh vùng biển đảo.

Trong đó, phát triển du lịch biển, đảo là một trong những trọng tâm ưu tiên trên cơ sở liên kết phát triển khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch của từng vùng và toàn bộ dải ven biển Việt Nam. 

Đặc biệt, phát triển mạnh kinh tế du lịch với các trung tâm, khu tổ hợp du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng biển, đảo có chất lượng cao, mang tầm quốc tế ở những cụm liên kết ngành kinh tế biển tại miền Trung, khu vực vùng biển Tây Nam và những khu vực vùng biển có điều kiện phù hợp.

Do đó, cụm liên kết ngành kinh tế biển ở Trung Trung Bộ (thuộc vùng biển và ven biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) với khu vực trọng điểm phát triển ở Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế sẽ phát triển, gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á.

Trong thời gian tới, Cụm liên kết ngành kinh tế biển ở Trung Trung Bộ sẽ hình thành cảng biển container trung chuyển trong nước, quốc tế và cảng biển du lịch. Vận tải biển quốc tế, trong nước và các dịch vụ gắn với cảng biển với trung tâm là khu cảng biển Liên Chiểu - Tiên Sa - Chân Mây.

Bên cạnh đó, hình thành các khu đô thị cảng biển quốc tế, khu khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực kỹ thuật ngành kinh tế biển, khu thương mại, khu trung tâm giao dịch tài chính quốc tế ở vùng Thành phố Đà Nẵng - Thành phố Huế - Khu kinh tế Chân Mây phát triển là trung tâm dịch vụ cảng biển, khoa học công nghệ, đào tạo, thương mại, tài chính quốc tế cao.

Đáng chú ý, khu vực này sẽ hình thành công nghiệp đóng, sửa tàu biển chuyên dụng, công nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo máy, thiết bị tự động hóa với trung tâm ở Thành phố Đà Nẵng; công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp hóa dược, hóa phẩm, sản xuất thuốc tập trung ở Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế.

Đặc biệt, áp dụng công nghiệp thép, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô công nghiệp hóa dầu, hóa chất ở Nam Quảng Nam - Bắc Quảng Ngãi; công nghiệp chế biến thủy sản, khoáng sản ven biển, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu tập trung tại các khu kinh tế ven biển trong khu vực; công nghiệp khí tập trung ở Quảng Trị - Thừa Thiên Huế; công nghiệp năng lượng tái tạo ở ven biển Quảng Trị, Quảng Ngãi.

Đồng thời, Cụm liên kết ngành kinh tế biển ở Trung Trung Bộ sẽ phát triển du lịch ven biển và du lịch đảo kết hợp du lịch di sản, di tích văn hóa lịch sử. Và liên kết, phát triển vùng du lịch ven biển Nam Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Bắc Quảng Nam là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển và du lịch di sản văn hóa thế giới có tầm quốc tế cao ở Châu Á Thái Bình dương. 

Phát triển các trung tâm du lịch đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam); hình thành các khu du lịch quốc tế cao ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) phát triển là trung tâm du lịch có tầm quốc tế…

Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng. Báo: Đà Nẵng

Đà Nẵng chú trọng phát triển ngành Thuỷ sản

Đà Nẵng là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển. Thời gian qua, thành phố tập trung nhiều giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu và từng bước đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế quan trọng ở địa phương.

Ví dụ như phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà) nằm ở hạ lưu và cửa sông Hàn, có 3 mặt giáp với sông và biển. Đây cũng là một trong những phường của TP. Đà Nẵng nằm trong khu vực biên giới biển. Do đó, biển và kinh tế biển được xác định là tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội và có ý nghĩa chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh cho phường, quận và TP. Đà Nẵng.

Theo đồng chí Nguyễn Huy Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Nại Hiên Đông, trong những năm gần đây, với sự quan tâm của quận và thành phố, nhất là trong thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển thủy sản nên đã tạo nhiều thuận lợi cho nghề khai thác thủy sản trên biển tại địa phương phát triển mạnh. Nhiều ngư dân đã mạnh dạn cải hoán hoặc đóng tàu mới có công suất lớn, trang bị các thiết bị phục vụ cho việc đánh bắt khá hiện đại, từ đó đưa năng suất, sản lượng đánh bắt lên cao hơn.

Theo ông Lưu Quang Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản TP. Đà Nẵng, thực tế nhờ vào lợi thế của Nại Hiên Đông và Thọ Quang, Mân Thái, An Hải Bắc mà cả một khu vực ven biển rộng lớn tại quận Sơn Trà được TP. Đà Nẵng quy hoạch, chọn là địa bàn trọng tâm của nghề biển toàn thành phố. 

Trong khi đó, xa hơn một ít và cũng nằm ven bờ, vịnh Đà Nẵng là các địa bàn có nghề cá mạnh của thành phố như Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, nhiều khu công nghiệp với các nhà máy chế biến - xuất khẩu các sản phẩm thủy hải sản hay các làng biển, làng nghề truyền thống ven biển tại đây hiện cũng đang khá phát triển, là những xung lực để nghề biển tại Đà Nẵng được lưu giữ, phát triển mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, để nghề biển tiếp tục có thêm động lực để phát triển, nhiều năm qua, Đà Nẵng đã từng bước xây dựng các mô hình đánh bắt hiệu quả, an toàn trên biển, nhất là hình thành các tổ, đội đoàn kết đánh bắt trên biển hay như hiện nay đang xúc tiến thành lập các đội dân quân biển. 

Đây là các tổ chức hỗ trợ, giúp ngư dân yên tâm đánh bắt trên biển, nhất là trong hỗ trợ giúp nhau về hoạt động khai thác, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ kỹ thuật khai thác; phòng chống rũi ro thiên tai, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn; phối hợp với các lực lượng chức năng tham gia bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Đà Nẵng, đến nay toàn thành phố đã thành lập được 129 tổ đoàn kết hoạt động khai thác thủy sản với 840 tàu cá thành viên tham gia, trong đó có 94 tổ (575 tàu) hoạt động vùng khơi, 35 tổ (265 tàu) hoạt động vùng lộng và ven bờ. Việc ra đời các tổ đoàn kết này đã tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng của bà con ngư dân cũng như các tổ chức, doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn thành phố.

Hiện nay, TP. Đà Nẵng đang tập trung phát triển du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng ven biển, phát triển các sản phẩm văn hóa du lịch gắn liền với danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đà Nẵng đang khai thác hiệu quả cảng biển Tiên Sa và từng bước chuyển đổi qua cảng biển du lịch sau khi xây dựng mới cảng Liên Chiểu. Đồng thời, tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng kết nối đường cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B đến cảng biển Tiên Sa, cảng biển Liên Chiểu.

Với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XXII Đảng bộ TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: “Phát triển kinh tế thủy sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trong đó cần tập trung phát triển khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền đất nước" sẽ tạo đà cho Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh trong khu vực Trung Trung Bộ trở thành trung tâm kinh tế biển có tầm quốc tế hàng đầu.
(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đề tài Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do ThS. Đỗ Hải Nam (Trường Đại học Hùng Vương - Phú Thọ) - ThS. Chử Thị Kim Ngân (Trường Đại học Hùng Vương - Phú Thọ) - ThS. Ngô Tuấn Hùng (Trường Đại học Hùng Vương - Phú Thọ) thực hiện.

Xem chi tiết
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3