Kỳ 7: Khu kinh tế biển Đông Nam bộ: Hướng tới trọng tâm phát triển du lịch biển


(CHG) Tại Quyết định số 892/QĐ-TTg 2022 của Chính phủ ban hành Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển, khu kinh tế biển Đông Nam Bộ được đánh giá có nhiều ưu thế để phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển. 

Khu vực Đông Nam Bộ phát triển kinh tế gắn liền với du lịch biển.

Định hướng phát triển đến 2030

Đề án đề ra mục tiêu phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển ở vùng Đông Nam Bộ mở rộng gồm các tỉnh Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang với khu vực trọng điểm phát triển ở Bà Rịa – Vũng Tàu – Đông Nam TP. Hồ Chí Minh gắn với xây dựng nơi đây là trung tâm kinh tế biển có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á. 

Cụm liên kết kinh tế biển khu vực này sẽ phát triển với các ngành lĩnh vực ưu tiên: Cảng biển container trung chuyển quốc tế, trong nước, vận tải biển viễn dương và các dịch vụ hậu cần cảng biển, hàng hải, dịch vụ khai thác dầu khí trên biển, dịch vụ logistics liên vùng, quốc tế với trung tâm là khu vực cảng biển Cái Mép Thị Vải – Sao Mai Bến Đình liên kết với cảng biển thành phố Hồ Chí Minh. 

Phát triển  các dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế, kiểm định sản phẩm, dịch vụ đào tạo chuyên sâu ngành kinh tế biển có tầm quốc tế ở khu vực thành phố Vũng Tàu – Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh. 

Hình thành các khu trung tâm thương mại, tài chính quốc tế gắn với giao thương và kinh tế biển ở thành phố Hồ Chí Minh phát triển là trung tâm thương mại, tài chính quốc tế lớn trong khu vực và Châu Á Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, chú trọng đến việc áp dụng công nghiệp vào các lĩnh vực như: đóng tàu biển, cấu kiện nổi phục vụ kinh tế và quốc phòng an ninh, lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm từ dầu khí, công nghiệp hóa chất với trung tâm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Đồng thời hướng tới mục tiêu công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp công nghệ cao sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ số, phần mềm trung tâm ở thành phố Hồ Chí Minh. Công nghiệp dệt may, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, chế biến thủy sản tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với cảng biển trong khu vực. Công nghiệp năng lượng tái tạo ở ven biển Bình Thuận – Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang.

Xây dựng định hướng phát triển du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng biển có tầm quốc tế tập trung ở Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu; phát triển Bình Thuận là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển tầm quốc tế cao ở Châu Á – Thái Bình Dương. 

Liên kết phát triển vùng du lịch biển và du lịch văn hóa giải trí đô thị Nam Bà Rịa – Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch quốc tế lớn trong khu vực. Hình thành các khu du lịch sinh thái, du lịch khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia ở các huyện đảo Côn Đảo, Phú Quý phát triển là trung tâm du lịch đảo có sức hút cao khách quốc tế.

Phát triển nghề cá xa bờ, nuôi trồng hải sản giá trị hàng hóa cao gắn kết với dịch vụ thương mại nghề cá và chế biến xuất khẩu tập trung ở Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang với trung tâm dịch vụ nghề cá ở thành phố Vũng Tàu và các khu căn cứ dịch vụ hậu cần trên biển tại đảo Côn Đảo, Phú Quý.

Cảng Cái Mép - Thị Vải đã có 35 bến cảng hoạt động phát triển kinh tế biển trong khu vực.

Bà Rịa – Vũng Tàu - Bình Thuận phát triển đa dạng dịch vụ biển 

Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu có đường bờ biển dài hơn 600km với nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vịnh, đảo và nguồn tài nguyên đa dạng sinh vât biển. Đây là thế mạnh và cũng là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch biển.

Chỉ tính riêng Bà Rịa – Vũng Tàu, địa phương có đường bờ biển dài hơn 300 km, trong đó đã có 150 km là bãi cát thoai thoải, rất phù hợp để phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có những cánh rừng nguyên sinh là Vườn quốc gia Côn Đảo và Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu. Trong đó, Vườn quốc gia Côn Đảo là Ramsar thế giới thứ 6 của Việt Nam và là Ramsar đầu tiên nằm biệt lập giữa biển khơi.

Bà Rịa – Vũng Tàu khai thác du lịch biển từ rất lâu, cơ sở hạ tầng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao. Các bãi tắm được đầu tư nâng cấp, các khu nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng khắp nơi, thu hút hàng triệu lượt khách thăm mỗi năm. Ngành du lịch Bà Rịa – Vũng tàu có lượng khách tăng trưởng bình quân mỗi năm hơn 12,9%, với tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân trên 15,9%. 

Bà Rịa – Vũng Tàu có 57 bến cảng được quy hoạch, trong đó có 28 bến cảng đã đi vào khai thác với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD và tổng chiều dài cầu bến 11,6 km. Riêng khu vực Cái Mép – Thị Vải có 35 bến cảng, hiện đưa vào khai thác 17 bến cảng. Các cảng container tại Cái Mép – Thị Vải được đầu tư trên 27.000 tỷ đồng, với tổng chiều dài cầu bến container 4km. Tổng công suất khai thác của hệ thống cảng năm 2020 đạt 90 triệu tấn/năm; dự kiến năm 2025 đạt khoảng 133-149 triệu tấn/năm; năm 2030 đạt 161-195 triệu tấn/năm.

Ngành dịch vụ hậu cần của Bà Rịa – Vũng Tàu cũng được phát triển đồng bộ. Hiện tỉnh có 20 dự án kho bãi logistics với tổng diện tích 224ha đang hoạt động. Trung tâm logistics Cái Mép Hạ cũng đã về cơ bản hoàn thành quy hoạch. 

Về nuôi trồng thủy sản, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020 đạt 4,53%. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ lên đến 4.492ha với sản được đạt khoảng 11.000 tấn/năm. Trong đó, khoảng 3.900 ha mặt nước đang nuôi trồng tôm có giá trị kinh tế cao. Tỉnh cũng tập trung đầu tư xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản bền vững, tạo vùng nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

 đối với tỉnh Bình Thuận với 192 km đường bờ biển và có nhiều đảo lớn nhỏ. và có khu du lịch quốc gia Mũi Né được đánh giá là một trong 50 bãi biển tốt nhất thế giới cho môn thể thao lướt ván buồm, được lựa chọn là nơi tổ chức môn thể thao lướt ván buồm quốc tế.

Bên cạnh đó tỉnh Bình Thuận cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Bình Sơn – Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Hang Rái, trong đó Vườn Quốc gia Núi Chứa được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Vịnh Vĩnh Hy được xếp hạng Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, là một trong 8 vịnh đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây có hệ sinh thái rừng, biển đa dạng, độc đáo.

Các địa phương trong khu vực như, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận cũng có hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội dân gian, tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực bản địa đặc thù của cư dân miền biển... là điểm mạnh để phát triển du lịch.

Giám đốc Sở Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Trịnh Hàng cho biết: Tỉnh có điều kiện để phát triển du lịch khám phá biển như lặn biển, câu cá, ngắm san hô, có suối nước nóng Bình Châu với nhiệt độ cao nhất lên đến 80 độ C thích hợp để nghỉ dưỡng, chữa bệnh; các điểm du lịch: Núi Lớn, núi Nhỏ, Minh Đạm... Đặc biệt là Côn Đảo, nơi có nhiều hòn đảo lớn nhỏ và hệ sinh thái san hô đẹp, hoang sơ. Các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh cũng phù hợp để phát triển du lịch tâm linh, tham quan về nguồn. Các lễ hội dân gian cũng thu hút đông đảo người dân.

Những khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp như Hồ Tràm Trip, Minera Hot Spring Bình Châu, Melia Hồ Tràm… nằm ven biển với lối kiến trúc đẹp, phục vụ chuyên nghiệp đã khiến chất lượng dịch vụ du lịch tại địa phương được nâng cao.

Bên cạnh khu vực Mũi Né, Bình Thuận có huyện đảo Phú Quý – nơi mệnh danh là “hòn ngọc giữa biển khơi” với nhiều đảo lớn nhỏ và các dịch vụ du lịch khám phá như câu cá, lặn biển, thăm quan… 

Về khai thác đánh bắt hải sản, Bình Thuận có ngư trường khai thác rộng 52.000 km2, là 1 trong 3 ngư trường lớn nhất của cả nước, trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản hàng năm đạt 240.000 tấn hải sản các loại. 

Hạ tầng giao thông biển của Bình Thuận cũng được đầu tư với các cảng biển như Cảng Phan Thiết, Cảng Phú Quý, Cảng Vĩnh Tân. Ngoài ra còn có cảng biển ở khu vực ngoài khơi tại các mỏ khai thác dầu khí. 

Bình Thuận hiện có 3 mỏ dầu khí đã khai thác là Rạng Đông, Ru Bi, Sư tử Đen (sản lượng 80.000 thùng dầu ngày-đêm). Hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch khu vực ven biển và hải đảo phát triển ổn định. 

Một số mặt hàng xuất khẩu là “đặc sản” của tỉnh như dầu khí, thủy sản, tinh quặng ilmenite đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Công nghiệp năng lượng như điện mặt trời, điện gió, nhiệt điện khu vực ven biển và đảo Phú Quý cũng phát triển. Ưu tiên kết hợp phát triển điện gió và du lịch vùng biển Tuy Phong, Hàm Tiến, Mũi Né, Phú Quý, Kê Gà, Hàm Tân, La Gi… 

Về cảng biển, Bình Thuận cũng thu hút đầu tư, xây dựng cảng biển LaGi, Sơn Mỹ, nâng cấp cảng vận tải Phan Thiết, tạo điều kiện để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hàng hải nhằm thu hút các hãng vận tải, đoàn tàu cập bến cảng Bình Thuận. Đó là những nền tảng để Bình Thuận triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính vì những lợi thế về biển nêu trên, nên Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu đã tạo dựng được nền tảng du lịch với đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch biển khác nhau. Từ đây, góp phần hình thành một không gian du lịch trải dài tiếp nối ấn tượng ở khu vực phía Nam.

(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến giám định tổn thất bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến giám định tổn thất bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm Việt Nam" do ThS. Nguyễn Văn Rõ (Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu) thực hiện.

Xem chi tiết
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Phan Thiết

Bài báo nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Phan Thiết" do ThS. Lương Quốc Vũ - TS. Võ Khắc Trường Thanh - TS. Võ Khắc Trường Thi - ThS. Đỗ Thị Minh Quyền - Lương Hoài Trinh (Trường Đại học Phan Thiết) thực hiện.

Xem chi tiết
Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024

​Tối 26-3, UBND thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024. Đến dự có Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Ngô Xuân Thắng; Trưởng Ban Dân vận Thành Uỷ Lê Văn Trung; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi; Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường.

Xem chi tiết
Khai mạc và trao thưởng Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

​Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng thành phố (29/3/1975 - 29/3/2024) và hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), UBND thành phố phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng.

Xem chi tiết
Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sau các biến động kinh tế toàn cầu: Xu hướng chuỗi cung ứng tuần hoàn

Bài báo nghiên cứu "Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sau các biến động kinh tế toàn cầu: Xu hướng chuỗi cung ứng tuần hoàn" do Đinh Thu Phương (Khoa Kinh tế biển - Logistics, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3