Kỳ cuối: Cụm kinh tế biển Tây Nam: Sự phát triển mạnh mẽ của Cà Mau và Kiên Giang


(CHG) Cà Mau và Kiên Giang là hai tỉnh trọng điểm thuộc cụm kinh tế biển Tây Nam. Sự phát triển của hai tỉnh này còn có ý nghĩa quan trọng trong sự bảo đảm an ninh tổ quốc.

Hình ảnh mũi Cà Mau - phát triển cụm kinh tế biển Tây Nam.

Định hướng phát triển cụm kinh tế biển Tây Nam

Nghị quyết số 36/NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đã định hướng phát triển cụm liên kết kinh tế biển Tây Nam thành một trung tâm có tầm cỡ quốc tế.

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển Tây Nam gồm các tỉnh thuộc vùng biển và ven biển Kiên Giang – Cà Mau mà trọng điểm phát triển là vùng đảo Phú Quốc và khu vực ven biển thành phố Rạch Giá – thành phố Cà Mau – khu kinh tế Năm Căn gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm cỡ quốc tế. 

Với những lĩnh vực ưu tiên phát triển các ngành lĩnh vực như: Cảng biển du lịch, cảng biển xuất nhập khẩu hàng hóa, trung chuyển trong nước, quốc tế và dịch vụ gắn với cảng biển với trung tâm là khu bến cảng Phú Quốc – Rạch Giá – Hòn Chông và cảng Năm Căn – Ông Đốc. Thu hút đầu tư phát triển bến cảnh quốc tế Hòn Khoai kết hợp với bến cảnh khu kinh tế Năm Căn hình thành cảng biển cửa ngõ trung chuyển hàng hóa.

Công nghiệp chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản, công nghiệp khai thác dầu khí biển Tây Nam và chế biến khí, điện khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu tập trung ở ven biển Nam Kiên Giang – Bắc Cà Mau. Phát triển, liên kết các cơ sở công nghiệp năng lượng tái tạo ở ven bờ và trên biển đảo là trung tâm năng lượng tái tạo lớn của cả nước.

Phát triển nghề cá và nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống thủy sản là trung tâm lớn, hiện đại của cả nước. Hình thành các tổ, đội hợp tác khai thác ngư trường vùng biển Tây Nam với trung tâm dịch vụ nghề cá ở Rạch Giá – An Biên (Kiên Giang), trung tâm dịch vụ biển, dịch vụ hậu cần trên biển, cơ sở kinh tế lưỡng dụng ở các đảo Phú Quốc, Kiên Hải và căn cứ dịch vụ trên tuyến đảo xa bờ. Phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn gắn với bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và liên kết cá dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng, chế biến xuất khẩu.

Du lịch biển đảo, phát triển liên kết mạng lưới du lịch ven biển và tại các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du, Kiên Hải, Hòn Chông. Hình thành cơ sở du lịch, khu du lịch có mức độ quốc tế hóa cao ở Phú Quốc phát triển thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ thương mại, tài chính có tầm quốc tế cao trong khu vực và Châu Á Thái Bình Dương.

Cà Mau và Kiên Giang là hai tỉnh lớn, có nhiều ưu thế phát triển kinh tế vùng biển và ven biển. Thực tế là hai tỉnh này đã từng bước xây dựng và triển khai các dự án kinh tế biển vừa bảo đảm an sinh xã hội vừa giữ vững an ninh quốc phòng.

Đảo Nam Du - Kiên Giang nơi thu hút nhiều khách du lịch.

Cà Mau – Kiên Giang phát huy tiềm năng kinh tế biển

Với mục tiêu xây dựng vùng biển và ven biển của Cà Mau trở thành vùng kinh tế phát triển năng động, là địa bàn kinh tế động lực của tỉnh, Cà Mau đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế biển, kết cấu hạ tầng vùng ven biển và cụm đảo song song với việc làm tốt các chính sách văn hóa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Vùng biển Cà Mau có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản, hải sản trên biển và ven biển từ điều kiện tự nhiên, thích hợp để nuôi trồng các loài nhuyễn thể ven biển, ven các cụm đảo. 

Cà Mau đã phát triển các mô hình ương và nuôi các loài hải sản có giá trị cao như cá bớp, cá mú, cá chim vây vàng tại Hòn Chuối, hòn Đá Bạc. Tỉnh cũng thực hiện tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ vùng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong việc nuôi trồng thủy hải sản trên biển nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực thích nghi với điều kiện thời tiết trên biển của vùng.

Việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cũng là mối quan tâm hàng đầu của tỉnh. Cà Mau khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân đầu tư khai thác thủy sản, khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp và ngư dân. Tăng cường quản lý tàu cá và phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, đa dạng hóa sản phẩm chế biến thủy sản, gia tăng sản phẩm chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng, mở rộng và củng cố thị trường thủy sản nội địa và hướng tới quốc tế.

Cà Mau cũng trú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kết cáu hạ tầng kết nối các khu vực ven biển, gồm cả hạ tầng các đô thị ven biển như đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn đến Đất Mũi, đường trục chính Đông – Tây, đường Bờ Nam Sông Đốc – Quốc lộ 1, đường Tắc Thủ - vàm Đá Bạc… kết nối các tuyến giao thông chính và với khu vực nội địa của tỉnh. Tuyến đường bộ ven biển từ Kiên Giang – Cà Mau – Bạc Liêu được kỳ vọng sẽ là trục chính giao thông hành lang ven biển, kết nối các khu công nghiệp, đô thị, khu kinh tế. 

Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đề ra, Cà Mau vẫn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.… Làm sao để khai thác tối đa lợi thế của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước và phát triển khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực.

Cũng như Cà Mau, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, tỉnh Kiên Giang đã đạt tỷ trọng kinh tế biển chiếm 80% GRDP toàn tỉnh, đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030.

Đối với tỉnh Kiên Giang, với mục tiêu thúc đẩy phát triển thành phố Phú Quốc trở thành động lực phát triển của tỉnh, thu hút các nhà đầu tư lớn. Phú Quốc hiện là trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế, với 3 trụ cột chính, gồm công nghiệp giải trí; nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính ngân hàng, kinh tế biển.

Bên cạnh đó, Kiên Giang có 5 khu công nghiệp là Thạnh Lộc, Thuận Yên, Xẻo Rô, Tắc Cậu và Kiên Lương II nằm trong danh mục các khu công nghiệp Việt Nam với tổng diện tích hơn 770 ha. Kiên Giang cũng đã quy hoạch 14 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 607 ha.

Thành phố Rạch Giá và Hà Tiên đã triển khai các dự án lấn biển xây dựng các khu đô thị mới như khu đô thị Phú Cường, khu dân cư lấn biển Trần Quang Khải, khu đô thị mới Hà Tiên, Nam Hà Tiên… để tạo động lực phát triển kinh tế cho địa phương.

Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên cũng đã được Chính Phủ phê duyệt. Tỉnh hoàn thành quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, quy hoạch tuyến đường Rạch Giá – Hà Tiên quy mô 4 làn xe kết nối với đường hành lang ven biển phía Nam.

Tỉnh Kiên Giang cũng đã hoàn thành quy hoạch hệ thống cảng biển trên địa bàn, tập trung khai thác các cảng, bến khu vực Phú Quốc (Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc), Cảng Hòn Chông (Kiên Lương) và Cảng nước sâu Nam Du (Kiên Hải) thu hút nguồn hàng từ các nước trong khu vực Vịnh Thái Lan, Asean và hành lang kinh tế Đông Tây. Dịch vụ vận tải hành khách đáp ứng được nhu cầu vận tải nội địa và du lịch biển đảo. 

Điểm mạnh của tỉnh Kiên Giang là thu hút đầu tư. Tỉnh đã thu hút hơn 800 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 390.360 tỷ đồng, trong đó, những địa phương có biển là 729 dự án, vốn đăng ký hơn 186.800 tỷ đồng. 

Nhiều dự án công trình lớn đã đưa vào khai thác như đưa điện lưới quốc gia ra đảo Phú Quốc, Hòn Tre, Lại Sơn, Hòn Nghệ, Tiên Hải; các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão Lình Huỳnh, Hòn Tre, Thổ Châu, An Thới, Xẻo Nhàu… Từ đó, 99% dân trên các đảo đã có điện sử dụng.

Bên cạnh đó, Kiên Giang cũng trú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển các dự án trồng rừng ngập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang đều từng bước tận dụng tiềm lực vốn có về địa lý, kinh tế xã hội của địa phương để triển khai các dự án phát triển kinh tế bền vững, phấn đấu đến năm 2045 trở thành tình phát triển mạnh về kinh tế biển trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Như vậy, 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đã được phân định với những mục tiêu rõ ràng để thực hiện. Với sự định hướng cụ thể, 7 cụm kinh tế biển đã và đang trở thành trung tâm phát triển kinh tế biển, có sức cạnh tranh và hội nhập cao, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế biển cả nước và các khu vực vùng biển, ven biển trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội văn hóa, môi trường, quốc phòng an ninh nhằm hướng Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh thời kỳ đến năm 2030, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045”. 

Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3