Long An: Tập trung phát triển hạ tầng đô thị để hướng tới mục tiêu là tỉnh công nghiệp của cả nước


(CHG) - Theo báo cáo Phát triển đô thị và thị trường bất động sản tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hiện tỉnh đang tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, hướng đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước.
Đầu tư mạnh vào hạ tầng
Theo đó, báo cáo đã chỉ ra với vị trí địa lý thuận lợi, sát cửa ngõ TP.HCM, Long An là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM và hai vùng kinh tế trọng điểm Đông - Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, xét về mặt tiềm năng thì hiện Long An vẫn chưa có những đột phá mạnh về kinh tế.
Phân tích của báo cáo cho thấy, nguyên nhân một phần do hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Long An với khu vực và hạ tầng giao thông nội tỉnh vẫn chưa thuận tiện.
QL62
Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Xuân Sang thị sát tuyến quốc lộ 62 để cải tạo nâng cấp theo quy hoạch của tỉnh Long An
Cũng theo báo cáo, hiện nay Long An đang đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một trong các tỉnh công nghiệp hàng đầu cả nước. Do đó, tỉnh cũng đã thông qua Nghị quyết trong việc đẩy mạnh tập trung phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.
Cụ thể là hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông đã được Long An triển khai đồng bộ như trục đường N2 (nối cửa ngõ khu vực phía Tây TP.HCM với khu vực Đông Nam Bộ); Trục đường cao tốc; Vành đai 3 và sắp tới là Vành đai 4. Thậm chí mới đây, trục đường Bến Lức - Long Thành kết nối với miền Đông Nam Bộ rất quan trọng với sự phát triển của Long An hiện nay cũng đã bắt đầu thông xe
Và sắp tới đây, rất nhiều hạ tầng kết nối vào năm 2025 – 2026 sẽ mở ra triển vọng phát triển cho Long An cũng như hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho Long An trong việc thu hút đầu tư, nhất là lĩnh vực bất động sản công nghiệp cùa các nhà đầu tư quy mô lớn và các tập đoàn muốn mở rộng quy mô hoạt động.
Trong báo cáo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Long An là địa phương đứng thứ 3 cả nước trong quá trình phát triển các khu công nghiệp (sau tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương). Cũng là địa phương luôn nằm trong top đầu thu hút FDI. Long An được đánh giá là điểm sáng về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vì vậy, “Với kế hoạch phát triển hạ tầng đã được chính quyền tỉnh quyết tâm thực hiện trong thời gian tới, Long An hoàn toàn có thể trở thành địa phương giữ vai trò quan trọng trong khu vực Đông và Tây Nam Bộ”. Chuyên gia kinh tế - Ts. Đinh Thế Hiển nhận định.
Thủ Thừa sẽ trở thành điểm nóng thu hút đầu tư
Số liệu từ Sở Kế hoạch và đầu tư Long An cho thấy, hiện Long An có 35 KCN được thành lập với tổng diện tích được quy hoạch là 9.364,47 ha. Trong đó có 26 KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích quy hoạch là 5.982,14 ha (đất công nghiệp là 4.278 ha, đã cho thuê là 2.899,94 ha); Có 9 KCN đã được chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đang triển khai thực hiện các thủ tục, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng KCN với diện tích quy hoạch là 2.466,8 ha.
LAn 2
Hạ tầng hoàn chỉnh sẽ tạo đà cho Long an phát triển kinh tế và thu hút đầu tư 
Ngoài ra, có 5 KCN với diện tích quy hoạch là 997,86ha đã nộp hồ sơ xin cấp chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Còn lại 11 KCN với diện tích quy hoạch 2.183,5ha đang thực hiện các thủ tục về quy hoạch, sẽ thực hiện thủ tục cấp chủ trương đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp.
Theo quy hoạch, đến năm 2030, Long An sẽ có thêm 17 khu công nghiệp thành lập mới với diện tích gần 3.200 ha. Toàn tỉnh sẽ có 51 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.433 ha, vươn lên xếp thứ hai cả nước về diện tích các khu công nghiệp.
Trong khi đó, phân tích báo cáo nghiên cứu "Phát triển đô thị và thị trường bất động sản tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030" hôm 26/9 vừa qua của Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam cũng cho thấy, Thủ Thừa hiện là địa phương có tiềm năng rất lớn về phát triển công nghiệp.
Báo cáo chỉ ra, hiện Thủ Thừa hiện đứng thứ 2 trong top 5 địa phương có diện tích KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư lớn nhất tỉnh Long An với 192,13ha và đứng thứ 3 trong top 5 địa phương có tiềm năng phát triển diện tích về KCN lớn nhất của tỉnh Long An với 4.615,7 ha. Nếu xét về biên độ tăng trưởng tiềm năng của 5 địa phương đang có diện tích KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư lớn nhất, Thủ Thừa đang xếp vị trí số 1 với mức tăng lên đến 2016%.
Bên cạnh đó, việc địa phương sẽ có thêm 28 cụm công nghiệp, tổng diện tích 1.808 ha, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 72 cụm với tổng diện tích 3.989ha, cũng là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tận dụng cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi… tại các khu, cụm công nghiệp rộng khắp và trải dài trên địa bàn tỉnh này.
Còn lại: 1000 ký tự
Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Đề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản

Bài nghiên cứu "Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản" do Hồ Hoàng Thu Lê, Hồ Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Hoàng Thuận (Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ý định chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử trong chuỗi cung ứng sản phẩm OCOP Việt Nam

Đề tài: “Ý định chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử trong chuỗi cung ứng sản phẩm OCOP Việt Nam” do TS. Đỗ Tiến Minh, Trường Đại học Đại Nam thực hiện.

Xem chi tiết
Ảnh hưởng của bột khoai lang đến chất lượng mỳ sản xuất từ bột mỳ

Đề tài Ảnh hưởng của bột khoai lang đến chất lượng mỳ sản xuất từ bột mỳ do Tăng Thị Phụng - Hoàng Thị Hòa (Trường Đại học Sao Đỏ) thực hiện.

Xem chi tiết
Những mâu thuẫn trong quy định về hợp đồng giữa bộ luật dân sự và luật nhà ở - thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

Đề tài Những mâu thuẫn trong quy định về hợp đồng giữa bộ luật dân sự và luật nhà ở - thực trạng và kiến nghị hoàn thiện do Nguyễn Xuân Thịnh - Ninh Bảo Kỳ - Lê Quý Nhân (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3