Long An: Địa phương thu hút vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp Nhật Bản


(CHG) - Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH), hiện Nhật Bản đang là quốc gia có tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào tỉnh Long An lên đến 938 triệu USD. 
Cụ thể, trong số hơn 1.200 dự án FDI đầu tư vào Long An với tổng vốn đăng ký trên 12 tỷ USD, có gần 150 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản, tổng vốn đăng ký trên 938 triệu USD. Theo số liệu này, Nhật Bản hiện đứng thứ 4 về số dự án và số vốn đầu tư trong 40 quốc gia và vùng lãnh thổ hợp tác đầu tư vào tỉnh.
japan
Tập đoàn Aeon nhận giấy đầu tư TTTM Aeon Tân An, với vốn đầu tư lên đến 40 triệu USD
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, trong 146 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, thì đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 86,99 tỷ USD (chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với hơn 77,5 tỷ USD (chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư) và thứ ba là Nhật Bản, tiếp theo là Đài Loan, Hồng Kông.
Thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH) cũng cho thấy, ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam.
Riêng tại Long An, hiện có nhiều dự án quy mô lớn đầu tư như Tập đoàn Mitsubishi Estate đầu tư vào Khu công nghiệp Nam Thuận, tổng vốn 111 triệu USD; Tập đoàn Sojitz và Kokubu Group hợp tác đầu tư, thành lập công ty New Land Vietnam Japan Long An, nhằm cung cấp đa dạng dịch vụ logistics.
vango
Lĩnh vực đầu tư đa dạng như ván gỗ nhân tạo và các sản phẩm từ gỗ, cơ khí chế tạo máy, linh kiện điện tử...
Bên cạnh đó, năm 2023, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Aeon cũng khởi công xây dựng TTTM tại TP. Tân An và đây cũng là TTTM đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dự án có mức đầu tư lên đến 40 triệu USD; Nhà máy Suntory PepsiCo Long An được khởi công lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tổng vốn hơn 300 triệu USD...
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản cũng cho biết, phần lớn các dự án FDI từ Nhật Bản tập trung tại các huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của Long An. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu gồm: ván gỗ nhân tạo và các sản phẩm từ gỗ, cơ khí chế tạo máy, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến nông - thủy sản, gia công hàng may mặc, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực phẩm.
Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3