Năm nhiệm vụ và sáu giải pháp trong năm 2023 của ngành Giao thông vận tải


(CHG) Với phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; đổi mới, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả” và để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đưa ra 5 nhiệm vụ và 6 giải pháp.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đi thị sát các công trình đang thi công. 
Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ lực, quyết liệt, năng động, sáng tạo của các địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, Bộ Giao thông Vận tải tin tưởng rằng những kế hoạch đề ra trong năm 2023 sẽ hoàn thành đúng và trước thời hạn. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ ra 5 nhiệm vụ: 
Một là đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, nhất là tập trung hoàn thiện thủ tục để khởi công các gói thầu còn lại của cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2), dự án thành phần 2 cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, dự án thành phần 2 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, các dự án nối thông đường Hồ Chí Minh; hoàn thành các dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây và cơ bản hoàn thành Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn CHâu, Nha Trang – Cam Lâm, cầu Mỹ Thuận 2, Mỹ Thuật – Cần Thơ thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam..
Hai là khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện tại; hoàn thành cải tạo đoạn Hà Nội – Vinh – Nha Trang và khởi công 4 dự án trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh; tiếp tục chuẩn bị đầu tư, kêu gọi đầu tư tuyến đường sắt kết nối các cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
Ba là nâng cao hiệu quả khai thác các hành lang vận tải thủy ven biển và các tuyến vận tải thủy kết nối với các cảng biển; hoàn thành đầu tư dự án kênh Chợ Gạo, dự án luồng tàu biển trọng tải lớn vào Sông Hậu; huy động nguồn lực đầu tư các bến cảng thuộc các cảng biển có tiềm năng phát triển.
Bốn là nâng cấp, cải tạo và nâng cao hiệu quả khai thác các cảng hàng không hiện có; nghiên cứu đầu tư xây dựng, khai thác lưỡng dụng một số dân bay chuyên dụng; bảo đảm tiến độ triển khai theo kế hoạch các dự án Càng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1), nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Năm là phát triển đồng bộ hệ thống logistics gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các hành lang kinh tế trọng điểm.
Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã đưa ra 6 giải pháp cụ thể:
Một là, xây dựng kế hoạch đầu tư và bố trí nguồn vốn có ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm, huy động tối đa các nguồn lực của xã hội để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa, hợp lý giữa các vùng động lực và vùng khó khăn, lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; kết nối vùng, kết nối hệ thống cảng biển với các cửa khẩu quốc tế, kết nối các loại hình giao thông và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phấn đấu giải ngân toàn bộ nguồn vốn bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải trong kế hoạch 2023 (94.161 tỷ đồng, cao gấp 1,7 lần kế hoạch năm 2022).
Hai là, Bộ Giao thông Vận tải đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện, xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông như đẩy mạnh phân cấp cho địa phương đầu tư xây dựng, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đa dạng hóa huy động nguồn lực… Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Ba là, Bộ tập trung chỉ đạo hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn, tạo tiền đề, sức lan tỏa nhằm thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung.
Bốn là, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế, tổ chức xây dựng khai thác, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, minh bạch trong việc triển khai thực hiện.
Năm là, Bộ tập trung nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành và gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp đặc biệt là mô hình, tổ chức hoạt động của các Ban Quản lý dự án. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, song song với thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng những gương điển hình, những cách làm mới đột phá, sáng tạo.
Sáu là Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai các dự án, nhất là về vật liệu, giải phóng mặt bằng, biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu; tăng cường kiểm tra hiện trường, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, trong đó “chất lượng công trình vẫn phải đặt lên hàng đầu”. Bộ kiên quyết xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu ban quản lý dự án, xử lý nghiêm các nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát vi phạm tại các dự án hoàn thành không đúng tiến độ, không đảm bảo chất lượng; tiếp tục phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản triển khai các dự án đáp ứng tiến độ, chất lượng.
Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, có ý nghĩa quan trọng khẳng định tiến trình phục hồi bền vững và thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch Covid-19. Tuy nhiên, những việc ngành giao thông phải làm phía trước vẫn còn nhiều thách thức. Nhất là điều kiện trong nước đang có nhiều áp lực lạm phát, lãi suất, tỷ giá còn cao, giá dầu thô, hàng hóa cơ bản, các yếu tố đầu vào tiếp tục biến động mạnh, chi phí sản xuất cao; Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phải thu hẹp sản xuất kinh doanh; Thiên tai, hạn hán, bão lũ và dịch bệnh tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ.
 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu toàn ngành Giao thông vận tải phải bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng với tinh thần quyết tâm, cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để vượt được những thách thức, mang lại lợi ích cho nền kinh tế và người dân.
Còn lại: 1000 ký tự
Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới: Nhìn từ thực tiễn tỉnh Thái Bình

CHG - Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời là sự đột phá cho phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu của hợp tác xã. Sau 10 năm, mô hình hợp tác xã kiểu mới ngày càng được nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho một bộ phận không nhỏ người dân. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012 và mô hình hợp tác xã kiểu mới cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cần sớm được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới

Xem chi tiết
Thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

Bài nghiên cứu khoa học "Thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam" do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất) thực hiện.

Xem chi tiết
Nhân sự quản trị doanh nghiệp nhà nước theo quy tắc quản trị doanh nghiệp của OECD: Kinh nghiệm các nước và hàm ý đối với Việt Nam

​CHG - Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một loại hình doanh nghiệp mà vốn hoàn toàn hoặc chủ yếu do nhà nước nắm giữ, do đó quản trị hiệu quả trong các DNNN là vấn đề quan trọng để khu vực này thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước. Để làm được điều này, cần xem xét đến những đặc điểm riêng của quản trị các DNNN, trong đó nhân sự quản trị là một trong những yếu tố quan trọng.

Xem chi tiết
Sóc Trăng phát huy truyền thống hào hùng, khơi dậy các tiềm năng phát triển, tạo động lực tăng trưởng mới, bứt phá vươn lên mạnh mẽ sau 30 năm tái lập tỉnh

CHG - Từ một tỉnh còn nhiều khó khăn khi được tái lập, song với những quyết sách đột phá, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Sóc Trăng đã và đang có sự bứt phá vươn lên mạnh mẽ, tạo thế và lực mới, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Một số vấn đề cần hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội

Bài báo nghiên cứu "Một số vấn đề cần hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội" do ThS. Hoàng Thị Huyền Trang (Khoa Luật hình sự, Đại học Luật, Đại học Huế) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3