Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người tại khu vực biên giới


(CHG) Hiện nay, hoạt động tội phạm mua bán người tại khu vực biên giới biển, cửa khẩu vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Các đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tiếp tục triển khai chương trình, kế hoạch và các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này.  

Ngày 11-1-2022, BĐBP tỉnh Hà Giang chủ trì, phối hợp với Đoàn 1, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP triệt phá đường dây mua bán người từ Việt Nam sang Trung Quốc; bắt hai đối tượng là Thào Thị Mua và Mua Mi Tủa, cùng trú tại Sủng Thài, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, giải cứu một nạn nhân. BĐBP tỉnh Hà Giang đã khởi tố vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu.

Chỉ cần gõ trên thanh công cụ tìm kiếm của Facebook từ khóa “Hội nhóm cho-nhận con nuôi” sẽ xuất hiện hàng chục nhóm, trong đó có nhóm lên đến gần 20.000 thành viên. Tội phạm mua bán người trà trộn vào những nhóm này, dùng thủ đoạn môi giới cho-nhận con nuôi, mang thai hộ nhằm lừa gạt, mua bán trẻ em, trẻ sơ sinh hoặc đưa phụ nữ có thai sang nước ngoài sinh con, sau đó mua bán trẻ sơ sinh. Từ các hội, nhóm này, lực lượng BĐBP phối hợp với các cơ quan chức năng tìm ra manh mối nhiều đường dây mua bán trẻ sơ sinh qua biên giới. Các đối tượng này đã lợi dụng những trẻ em, phụ nữ nhẹ dạ trong độ tuổi từ 16 đến 28, nhận thức xã hội và pháp luật hạn chế, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, một số muốn có việc làm thu nhập cao, muốn lấy chồng nước ngoài... để thực hiện hành vi mua bán người.

Các đối tượng mua bán người bị lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng bắt giữ. Ảnh: TIẾN NGUYÊN

Các đối tượng mua bán người bị lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng bắt giữ. Ảnh: TIẾN NGUYÊN

Năm 2021, Cục PCMT&TP phát hiện, kết luận 16 đường dây nghi vấn mua bán người từ Việt Nam ra nước ngoài; xác lập và đấu tranh thành công 10 chuyên án, bắt 26 đối tượng, giải cứu 12 nạn nhân. Hiện tại, cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh 5 đường dây nghi vấn mua bán người và lợi dụng cho-nhận con nuôi, mang thai hộ để mua bán trẻ sơ sinh từ Việt Nam sang Trung Quốc; chỉ đạo các đơn vị bắt giữ, xử lý 50 vụ/26 đối tượng/64 nạn nhân. Đại tá Phạm Long Biên, Trưởng phòng Phòng, chống mua bán người, Cục PCMT&TP cho biết: “Từ cuối năm 2019 đến nay, các đối tượng triệt để lợi dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Wechat... lập ra các hội, nhóm “cho-nhận con nuôi”, “tìm dâu cho người Trung Quốc”... để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân sang Trung Quốc và Campuchia. Đáng chú ý, chúng tôi đã phát hiện thủ đoạn mới là chúng cho nạn nhân sử dụng chất ma túy, sau đó khống chế, đe dọa, ép buộc lao động trên các tàu đánh cá trên biển. Quá trình trinh sát, phát hiện đến khi bắt đối tượng đã khó khăn, để thu thập chứng cứ, phân loại, chứng minh được hành vi mua bán người, mua bán nội tạng để truy tố đúng người, đúng tội là quá trình gian nan, vất vả”.

Do dịch Covid-19 bùng phát, người lao động mất việc làm, không có nguồn thu nhập. Nắm bắt được tình hình, các đối tượng người Campuchia hoặc người Việt Nam tại Campuchia hình thành nhiều đường dây, tổ chức tội phạm, lừa gạt tuyển dụng, môi giới lao động. Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là thông qua mạng xã hội để lừa gạt, lôi kéo, dụ dỗ người dân, hoặc đe dọa, khống chế rồi bán ra nước ngoài. Chúng hứa hẹn người lao động sang nước ngoài làm việc sẽ nhận mức lương cao-từ 800 đến 1.200 USD/tháng. Tuy nhiên, sau đó họ bị cưỡng bức lao động, làm việc từ 10 đến 14 giờ/ngày, bị giam giữ, ngược đãi, bóc lột tình dục. Nếu từ chối hoặc muốn quay về Việt Nam, họ bị đánh đập, bắt ký giấy vay nợ và yêu cầu nộp tiền chuộc.

Dự báo, hoạt động mua bán người qua biên giới sẽ còn diễn biến phức tạp và gia tăng bởi tình trạng khan hiếm lao động. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người, thời gian tới, lực lượng BĐBP tiếp tục triển khai chương trình, kế hoạch và các biện pháp đấu tranh với tội phạm. Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục PCMT&TP cho biết: Cùng với công tác đấu tranh với tội phạm, lực lượng BĐBP đang đẩy mạnh tuyên truyền cho đồng bào khu vực biên giới về phòng, chống mua bán người; vận động người dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm; phối hợp tổ chức gặp gỡ các nạn nhân bị mua bán trở về để tư vấn, động viên, giúp đỡ hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, lực lượng BĐBP đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo việc làm cho cư dân khu vực biên giới, biển, đảo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, hạn chế đến mức thấp nhất điều kiện nảy sinh tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, mọi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để tội phạm hoạt động.

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3