Hội thảo thu hút gần 200 đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự trực tuyến. Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia của 2 địa phương là tỉnh Vĩnh Phúc và TP Hồ Chí Minh - hai trong số địa phương của Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, là các trường hợp điển hình trong việc phòng, chống dịch bệnh tích cực tại Việt Nam.
Tại buổi hội thảo, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chia sẻ: Hiện nay, Việt Nam đang trải qua đợt dịch thứ 4 với những diễn biến khá phức tạp, Chính phủ đang triển khai quyết tâm và đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ trong việc phòng, chống dịch theo phương châm kết hợp “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân là ưu tiên, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tình trạng xuất hiện các chùm ca bệnh trong các khu công nghiệp tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, tuy nhiên, các địa phương đang phối hợp chặt chẽ với các ban quản lý khu công nghiệp và nhà đầu tư để thực hiện các giải pháp đồng bộ bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nhà máy, xí nghiệp được kiểm soát tốt, các công nhân trong khu công nghiệp được cách ly tại nơi làm việc hoặc được đưa đón an toàn nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm ngoài cộng đồng vào khu công nghiệp, nhà máy...
![]() |
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu tại điểm cầu Hà Nội. |
Tại hội thảo, các chuyên gia đã nêu lên những kinh nghiệm từ Vĩnh Phúc và TP Hồ Chí Minh. Theo đó, khi tình hình dịch bệnh tại Vĩnh Phúc được kiểm soát, tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình, đường dây nóng, đưa đón, hướng dẫn người lao động theo các hướng dẫn an toàn của Chính phủ và Bộ Y tế. Còn tại TP Hồ Chí Minh, Chính phủ và lãnh đạo thành phố luôn đặt ưu tiên phòng, chống dịch lên hàng đầu, sức khỏe, tính mạng của người dân được đặt lên trên hết. Để thực hiện “mục tiêu kép”, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện thẩm định các điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp với phương châm “3 tại chỗ”: Sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ. Thành phố đã, đang dành ưu tiên mọi nguồn lực cho các doanh nghiệp như: Tiêm vaccine cho người lao động, thủ tục thông thoáng, ưu đãi miễn giảm thuế…
![]() |
Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam. Tiến sĩ Kidong Park đánh giá cao công tác chống dịch của Việt Nam và đang đi đúng hướng, đồng thời đưa ra các khuyến nghị, giải pháp giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc thực hiện duy trì hệ thống sản xuất an toàn tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính quyền Trung ương, Bộ Y tế và các địa phương Việt Nam.
![]() |
Ảnh minh họa: Bộ Công Thương |
Tính đến cuối tháng 6 năm 2021, Hàn Quốc vẫn đang duy trì vị thế số 1 trong số các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với tổng số dự án là khoảng 9.100 dự án và số vốn đầu tư lũy kế đạt 72 tỷ USD. Mặc dù đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước tính giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng riêng đầu tư Hàn Quốc lại tăng 43,6% so với cùng kỳ năm trước cho thấy dòng vốn đầu tư vẫn được giữ vững. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu nửa đầu năm nay của Việt Nam đã tăng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp nối tốc độ tăng trưởng 2,91% của năm 2020 thì nửa đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận thành tích tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực với tốc độ tăng trưởng là 5,64%. Hơn nữa, do hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, mức tăng trưởng kinh tế vững chắc và tăng đều, Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai mà các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể mở rộng đầu tư. |
Nguồn: Theo Báo Quân Đội Nhân Dân
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết