Ngành Hải quan: Phát hiện, xử lý 12.243 vụ việc vi phạm trong 9 tháng đầu năm 2022


(CHG) Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị giao ban trực tuyến kết quả thực hiện công tác quý 3, chương trình công tác quý 4/2022 của Tổng cục Hải quan. Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh, ngành Hải quan đã đạt được kết quả tích cực trên tất cả các mặt công tác, trong đó nổi bật là công tác thu ngân sách Nhà nước, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định số 01/NĐ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; tiếp tục triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cùng với đó, ngành Hải quan cũng đẩy mạnh, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Toàn cảnh hội nghị giao ban. Ảnh: T.Bình

Từ những việc làm trên, 9 tháng qua, Tổng cục Hải quan đã làm thủ tục hải quan cho tổng lượng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu  tăng đáng kể. Trong đó, tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước trong 9 tháng năm 2022 ước tính đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1% tương ứng tăng 73,32% tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 41,64 tỷ USD) và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 276 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 31,68 tỷ USD). Như vậy, trong tháng 9 cả nước ước xuất siêu 1,14 tỷ USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9 năm 2022, cả nước ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD.

Xác định nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của toàn ngành, ngay từ đầu năm Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị 439/CT-TCHQ nhằm thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ ngân sách Nhà nước năm 2022.

Kết quả, tính đến ngày 29/9/2022, toàn ngành thu ngân sách Nhà nước đạt 327.275 tỷ đồng, bằng 93% dự toán được giao, bằng 88,5% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu 9 tháng đầu năm ước đạt 328.500 tỷ đồng, bằng 93,3% dự toán được giao, bằng 88,8% chỉ tiêu phấn đấu được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại toàn ngành đã bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Kết quả trong quý 3 năm 2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 4.709 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 662 tỷ đồng; thu ngân sách đạt 45 tỷ đồng, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 44 vụ.

Lũy kế đến ngày 15/9/2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 12.243 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 4.434 tỷ đồng; số thu ngân sách nhà nước đạt 253,969 tỷ đồng; đồng thời khởi tố 35 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 99 vụ…

Thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai công tác xây dựng chính sách pháp luật bám sát thực tiễn, xu hướng phát triển; công tác thu ngân sách Nhà nước; đồng thời tiếp tục tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại những tháng cuối năm; tiếp tục làm tốt công tác xây dựng lực lượng, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ.

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3