Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại thay đổi mạnh mẽ


(CHG) Sau hơn 20 năm hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế, nhận thức của các doanh nghiệp trong nước về phòng vệ thương mại đã có những thay đổi mạnh mẽ.
Những chuyển biến tích cực
Ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho hay, những năm 2000, trước khi chúng ta gia nhập WTO, các công cụ phòng vệ thương mại còn rất mới đối với cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp. Song hiện tại, phần lớn doanh sản xuất trong nước đã có những nhận thức khá tốt về phòng vệ thương mại.
Đặc biệt, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp thuộc những nhóm ngành hàng thường xuyên là đối tượng điều tra phòng vệ thương mại như các mặt hàng thép, thủy sản, gỗ... đã được nâng cao.
Theo khảo sát năm 2013 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đối với cộng đồng doanh nghiệp về công cụ phòng vệ thương mại cho thấy sự nhận thức còn rất hạn chế khi có đến 15% doanh nghiệp được hỏi không biết về phòng vệ thương mại, 64% có nghe về biện pháp phòng vệ thương mại nhưng không hiểu là gì, chỉ có gần 20% doanh nghiệp có tìm hiểu qua về biện pháp phòng vệ thương mại và chỉ có 1,89% là đã tìm hiểu kỹ về biện pháp phòng vệ thương mại do là bên liên quan trong một vụ việc điều tra của nước ngoài.
Năm 2019 để tìm hiểu về mức độ nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại cũng đã tiến hành khảo sát và kết quả đã cho thấy có những chuyển biến tích cực, cụ thể: chỉ có 11% doanh nghiệp được hỏi là không biết về biện pháp phòng vệ thương mại, 36% có nghe nhưng không biết sâu về biện pháp phòng vệ thương mại, 36% đã tìm hiểu qua về biện pháp phòng vệ thương mại và 17% đã tìm hiểu rất kỹ về biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo ghi nhận của Cục Phòng vệ thương mại, hiện nay có những doanh nghiệp đã coi việc điều tra phòng vệ thương mại là một hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế. Cụ thể, một số doanh nghiệp lớn đã xây dựng phòng ban, đội ngũ nhân sự chuyên môn hóa cho việc xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại. “Hiệp hội và doanh nghiệp thuộc các ngành hàng trên đã có kinh nghiệm chuẩn bị và ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do các quốc gia thường hay áp dụng biện pháp điều tra Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ..”, ông Trung cho hay.
Tuy nhiên, khi theo đuổi một vụ kiện phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi kiện, ông Chu Thắng Trung chỉ rõ, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam sẽ đối mặt với một số hạn chế, khó khăn.
Trong đó, do Việt Nam đang trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa nắm rõ về pháp luật phòng vệ thương mại, các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia vào các vụ việc điều tra về phòng vệ thương mại.
Đặc biệt, theo ông Chu Thắng Trung, bất cập hiện nay của nhiều doanh nghiệp đó là thiếu đội ngũ cán bộ, chuyên gia có những hiểu biết về luật pháp, để có thể theo dõi, chuẩn bị ứng phó một cách linh hoạt; hệ thống sổ sách kế toán, truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu còn chưa hoàn thiện.
Ngoài ra, do tham gia điều tra đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân bổ nguồn lực tài chính cũng như con người trong thời gian khá lâu. Mặt khác, còn có các trở ngại ngôn ngữ khi các thông tin liên quan đến vụ việc đều sử dụng tiếng bản địa, những yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, cung cấp nhiều thông tin, số liệu, tài liệu... phục vụ điều tra trong thời hạn ngắn từ cơ quan điều tra nước ngoài…
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm
Để giúp các cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động đấu tranh chống lẩn tránh thông qua gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước, chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương của nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01/3/2020 phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (Đề án 316).
Đến nay, ông Chu Thắng Trung cho hay, hệ thống cảnh báo sớm giúp các hiệp hội nắm bắt được khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại bởi nước ngoài, từ đó chủ động cân nhắc để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình một cách hợp lý nhằm tránh giảm thiểu tác động tiêu cực do biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài gây ra.
Kể từ thời điểm lần đầu tiên Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo vào tháng 7/2019 tới tháng 9/2022, đã có nhiều sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, cụ thể là gỗ dán có nguyên liệu làm từ gỗ cứng, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men, pin năng lượng mặt trời, tủ gỗ.
Đồng thời, thông qua công tác cảnh báo sớm, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã không bị động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Bộ Công Thương đã sớm tiếp cận với các hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.
Trong thời gian tới, ông Chu Thắng Trung nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm theo kế hoạch triển khai Đề án 316.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp cần tìm hiểu quy định pháp luật, thực tiễn điều tra phòng vệ thương mại của các nước xuất khẩu, đặc biệt là đối với các thị trường mục tiêu, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo sớm từ Cục để đề ra các chiến lược xuất khẩu phù hợp cho từng giai đoạn.
Đồng thời, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, doanh nghiệp cần chuyển dần sang cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng giá; có chiến lược kiểm soát lượng xuất khẩu và giá bán một cách phù hợp để tránh bị coi là bán phá giá, nhận trợ cấp. Cũng như tích cực triển khai hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, minh bạch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế, lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ để có thể chứng minh không bán phá giá khi bị điều tra…

Nguồn: https://congthuong.vn/nhan-thuc-cua-doanh-nghiep-ve-phong-ve-thuong-mai-thay-doi-manh-me-243182.html

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3