Nhu cầu nhân lực của thị trường bán lẻ


(CHG) Tại Việt Nam các loại hình dịch vụ bán lẻ đang phát triển mạnh mẽ trong quá trình hồi phục sau đại dịch, nhưng do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao nên sự tăng trưởng không đồng đều. Cụ thể là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực và thiếu hụt nguồn. 

TÓM TẮT:

Tại Việt Nam các loại hình dịch vụ bán lẻ đang phát triển mạnh mẽ trong quá trình hồi phục sau đại dịch, nhưng do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao nên sự tăng trưởng không đồng đều. Cụ thể là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực và thiếu hụt nguồn. Vấn đề đang đặt ra nhu cầu về đào tạo chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp cho lao động trong ngành bán lẻ. Đây đang là khó khăn mà các doanh nghiệp bán lẻ thường xuyên phải đối mặt. Bài viết nêu thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho thị trường bán lẻ.

Từ khóa: thị trường bán lẻ, nhân lực, chất lượng cao, kinh nghiệm.

1. Đặt vấn đề

Bán lẻ được coi là một trong những ngành bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch. Kể từ khi bùng phát từ cuối tháng 4/2021, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến nhiều công ty đóng cửa hoặc phải thu hẹp mô hình kinh doanh. Nhưng tính từ tháng 4/2022 đến nay, ngành Bán lẻ đã lấy lại được sức hồi phục sau đại dịch. Báo cáo của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho thấy 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ hiện đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch. Tại thời điểm tháng 11/2022, số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2022 tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dịch vụ bán hàng tạp hóa tăng khoảng 8% - 10%, còn dịch vụ du lịch lữ hành tăng tới 300%, dịch vụ may mặc 20% - 22%. 

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp ngành Bán lẻ do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thể hiện, tính đến thời điểm 11/2022 cả nước có trên 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ báo cáo đạt hiệu quả kinh doanh. Năm 2022, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến sự tăng tốc của nhiều doanh nghiệp trong việc ứng dụng số hóa vào quản trị, vận hành, logistics và phân phối. Ngành Bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD và dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hết năm 2022, hoạt động thương mại trong nước đã bắt đầu phục hồi tích cực; các chương trình kích cầu tiêu dùng hay tháng khuyến mại cũng được tổ chức đồng loạt ở các địa phương trên cả nước giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và mua sắm gia tăng. Chính vì lẽ đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 đã tăng 21%, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành Công Thương.

Các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực bán lẻ đang đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng mới để bù lại sự giảm sút hoặc đóng cửa năm 2021. Do vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự, chủ yếu ở vị trí: Tài chính - Kế toán, Bán hàng, Marketing và Phụ trách cửa hàng. Dự báo, các doanh nghiệp bán lẻ đang nỗ lực mở lại hoạt động và tăng trưởng theo nhu cầu của thị trường nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự sẽ tiếp tục tăng cao. Trong khi đó ngành này luôn thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có tay nghề, kinh nghiệm.

2. Thực trạng nguồn nhân lực của thị trường bán lẻ sau đại dịch

Sau hơn 2 năm chịu tác động từ đại dịch Covid-19, năm 2022, nhiều doanh nghiệp bán lẻ, nhà sản xuất, nhãn hàng đang tìm kiếm và tuyển dụng lao động do dự đoán sức mua và nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao trở lại. Nhiều trung tâm thương mại, mua sắm lớn như MM Mega Market, Aeon Mall, Lottemart, cũng đã đăng tải thông tin tuyển dụng ở các vị trí: Nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, thu ngân, tiếp thị sản phẩm, đóng gói hàng hóa, nhân viên phục vụ, giữ xe, bảo vệ... từ rất sớm trên trang web với mức lương hỗ trợ ưu đãi. Trong quý 2/2022, hơn 36,000 việc làm đã được đăng tải trên trang tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2022, VietnamWorks đã có hơn 65.000 việc làm đăng tuyển trên trang này, tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 2021. Trong đó, ngành Bán lẻ là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

Thách thức lớn nhất mà các nhà tuyển dụng đối mặt là tỷ lệ người lao động nghỉ việc cao. 28% nhà tuyển dụng cho biết ứng viên không cam kết làm việc lâu dài, 49% còn lại cho hay ứng viên trong ngành này hay dao động khi đối thủ cùng ngành tiếp cận và mời họ làm việc. Việc cạnh tranh về nhu cầu nhân sự cấp cao đối với ngành bán lẻ trong năm 2023 tiếp tục gắt gao. Theo đó, người lao động được hưởng lợi khi được các công ty đưa ra mức lương thưởng, chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam đang thiếu hụt nhân sự cấp cao trong ngành này. Do vậy, nhân sự lĩnh vực bán lẻ có khả năng rơi vào vòng lẩn quẩn, chuyển dịch từ doanh nghiệp này sang đơn vị khác, vì thực tế những nhân tố mới không có nhiều.

Trong khi đó, nguồn nhân sự đáp ứng điều kiện trên thị trường lại thiếu hụt. Thiếu vì nhiều người lao động coi đây chỉ là công việc tạm thời trong lúc chưa tìm được việc đúng theo ngành đã học, chưa chấp nhận một số yêu cầu của ngành dịch vụ như đi làm vào thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết; chưa có kinh nghiệm chịu đựng áp lực. Thiếu vì người ứng tuyển chưa đúng với nhu cầu, bởi không có trường lớp đào tạo bài bản, chính quy mà chỉ là bản thân người lao động tự học, tự trang bị các kỹ năng mềm… Các nhà bán lẻ trong nước cũng đang nỗ lực xây dựng đội ngũ nhân sự nhưng thường là nhận vào làm mới bắt đầu, quy trình đào tạo khá phức tạp và công việc thực tế cũng vất vả khiến người lao động không kiên trì. Quá trình làm việc cho thấy, người Việt Nam thiếu kỹ năng xã hội, cụ thể là kiểm soát bản thân, tức dễ để cảm xúc lấn át hoặc không đảm bảo được mô hình dịch vụ khi áp lực gia tăng… Các doanh nghiệp cũng đang tự giữ riêng cho mình bộ tiêu chí mà không chia sẻ với nhau, không có ý thức đóng góp cho sự phát triển chung của ngành.

Ngoài ra, ngành Bán lẻ đang thiếu hụt nhân sự cao cấp từ trưởng, phó phòng trở lên, trong khi nhân lực bộ phận bán hàng, giao nhận hàng chưa chuyên nghiệp, không chỉ yếu về chuyên môn nghiệp vụ mà còn yếu về văn hóa ứng xử, giao tiếp. Chỉ khoảng 4 - 5% được đào tạo bài bản, hơn 50% nhân lực chưa qua đào tạo, tâm lý bán hàng còn mang nặng tính ban phát, ngoại ngữ yếu... 

Bên cạnh đó, thực tế hiện tại các trường đại học hiện chưa có chuyên khoa đào tạo ngành bán lẻ. Muốn có đội ngũ nhân sự giỏi, các doanh nghiệp bán lẻ phải tự đào tạo. Hầu hết những quản lý cấp cao thành công trong ngành bán lẻ đều từ quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua thực tế làm việc tại các doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam. Ngay như Saigon Co.op, đơn vị bán lẻ có mạng lưới bán lẻ lớn nhất Việt Nam (82 siêu thị Co.opmart, 2 đại siêu thị Co.opXtra, 96 cửa hàng Co.op Food) cũng phải tự đào tạo. Các nhân sự giỏi, các lãnh đạo của Saigon Co.op đều được đào tạo từ thực tế tại các siêu thị Co.opmart và các chương trình đào tạo của Saigon Co.op cũng như qua các chuyến đào tạo ngắn ngày ở nước ngoài.

Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam với chiến lược nhân sự bài bản nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn là “nghề dạy nghề”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bao nhiêu người học được nghề từ nhà bán lẻ cũng tạo ra bấy nhiêu lao động có kỹ năng, trình độ khác nhau vì mức độ tiếp nhận không giống nhau và cũng không chắc chắn gắn bó lâu dài trong điều kiện luôn được đối thủ mời mọc, chiêu dụ. Do không đồng nhất nên khi các chuỗi phát triển nhanh, phần nhân sự vẫn rất dễ bị “gãy”. Trong khi đó, các nhà bán lẻ trong nước cũng đang nỗ lực xây dựng đội ngũ nhân sự nhưng thường là nhận vào làm mới bắt đầu, quy trình đào tạo khá phức tạp và công việc thực tế cũng vất vả khiến người lao động không kiên trì. 

Theo các công ty tuyển dụng, ngành Bán lẻ khát nhân sự, là thực tế tồn tại nhiều năm qua và ngày càng có xu hướng tăng. Nguyên nhân  do các chuỗi bán lẻ liên tục mở rộng, phát triển điểm bán mới, thị trường có thêm nhiều doanh nghiệp mới gia nhập, các công ty thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ…, đã đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng lên cũng như tạo ra cuộc cạnh tranh thu hút người tài bằng lương thưởng, phúc lợi. Đó là chưa kể, ngành Bán lẻ còn phải giữ người với các ngành khác vốn cũng có nhiều cơ hội thăng tiến, lương bổng, như bất động sản, ngân hàng, du lịch… Thực tế này đã khiến các doanh nghiệp cần lao động phải làm đủ mọi cách. Dễ thấy nhất là chấp nhận tuyển người chưa có chuyên môn và tự tổ chức đào tạo để có người làm trước mắt. Cao hơn thì thu hút người từ đối thủ cùng ngành bằng chế độ lương, thưởng, phúc lợi hấp dẫn. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp còn phải “hạ tiêu chuẩn” để có được nhân sự, chấp nhận tốn thêm nhiều chi phí cho công tác tự tổ chức đào tạo nội bộ.

3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lưc cho thị trường bán lẻ

Để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực của ngành Bán lẻ, điều cần thiết là doanh nghiệp chia sẻ cho mục đích phát triển ngành, Nhà nước cần phải bắt tay thực sự vào việc phát triển ngành dịch vụ mà Việt Nam có sẵn nguồn lực.

Trước mắt, cần có một bộ tiêu chí chung của ngành Bán lẻ với những tiêu chuẩn căn bản: cười, chào, giao tiếp để người lao động phổ thông nào cũng có thể thực hiện được và thực hành thường xuyên. Bộ tiêu chuẩn này phải được xây dựng từ phía doanh nghiệp, không cứng nhắc để các nhà bán lẻ chủ động đưa thêm những khác biệt của riêng mình làm lợi thế cạnh tranh. Bước cao hơn của lao động phổ thông là người có tay nghề, được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Đây là công việc mà doanh nghiệp và Nhà nước cùng làm.

Hai là, doanh nghiệp bán lẻ cần tăng lương thưởng, tập trung cải thiện chính sách nhân sự và chế độ đãi ngộ. Xây dựng nguồn nhân lực thông qua chương trình đào tạo nội bộ, phối hợp với các trường đại học tổ chức các chương trình quản trị viên tập sự, tìm kiếm sinh viên tài năng… Chú trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo với kỹ năng quản lý con người và tổ chức các khóa đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.

Ba là, nâng cao việc đào tạo để đáp ứng cho thị trường lao động. Để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, nhiều doanh nghiệp lớn đã có các chế độ vừa đào tạo việc làm vừa kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn. Doanh nghiệp liên kết với các trường đại học để tìm kiếm và thu hút thêm các sinh viên giỏi. Vấn đề đào tạo đóng vai trò khá quan trọng với nguồn nhân lực thiếu kinh nghiệm. Hơn 30% các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam tăng quy trình đào tạo cho ứng viên để ứng viên đủ thời gian tích lũy kiến thức cũng như có những cọ xát tốt hơn trong quá trình làm việc. Mặt khác, nguồn nhân lực trong nước còn gặp phải cạnh tranh gay gắt khi một số doanh nghiệp muốn tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài.

Các doanh nghiệp bán lẻ muốn giữ chân nguồn nhân lực tốt cần phải tăng cường chế độ tuyển dụng rộng rãi hơn trên phương tiện truyền thông. Ngoài ra, sự liên kết với các trường đại học cũng tạo ra nhiều cơ hội tuyển dụng hơn. Trong quá trình làm việc, doanh nghiệp cần đẩy mạnh về văn hóa doanh nghiệp để giữ chân nhân tài. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, có tiềm năng, nâng cao đãi ngộ, phúc lợi cho nhân viên cũng mang lại sự thu hút nhân sự trong ngành. Bên cạnh những đãi ngộ thông thường của một nhân viên, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho ứng viên hưởng nhiều quyền lợi về bảo hiểm, trao thưởng hằng năm và cam kết gắn bó lâu dài. Điều quan trọng là phải duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp và khiến ứng viên cảm thấy có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển hơn trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Navigos group (2022), Báo cáo thị trường lao động năm

  2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2021), Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông năm 2021, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

  3. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - iDEA (2021), Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, https://idea.gov.vn/? page=document.

  4. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - iDEA (2021), Nhân lực ngành Thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức, https://moit.gov.vn/ tin-tuc/ phat-trien-nguon-nhan-luc/nhan-luc-nganh-thuong-mai-dientu-co-hoi-va-thach- thuc.htm.

The demand for human resources in Vietnam’s retail industry

Master. Tran Thi Thanh Tam

Faculty of Accounting, University of Economics - Technology for Industries

Abstract:

In Vietnam, the retail sector has grown strongly after the COVID-19 pandemic. However, due to the lack of high-quality human resource, the sector’s development is hindered. Hence, it is necessary for the retail industry to pay attention to train high-quality human resources. This paper points out the current quality of human resources and proposes some human resource development solutions for the retail industry in Vietnam.

Keywords: retail market, human resources, high quality, experience.

Nguồn: Tạp chí Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3