Những chính sách mới cần lưu ý có hiệu lực từ tháng 9/2022


(CHG) Những chính sách nổi bật cần lưu ý có hiệu lực từ tháng 9/2022 bao gồm: Cấm dùng xe Limousine được cải tạo từ xe 16 chỗ để chở khách; Ký gửi hàng trên xe khách phải cung cấp ít nhất 5 thông tin; Ghi âm, ghi hình trái phép tại phiên tòa bị phạt đến 15 triệu...

Cấm dùng xe Limousine được cải tạo từ xe 16 chỗ để chở khách

Chính sách mới này có hiệu lực từ ngày 1/9/2022 theo Nghị định 47/2022/NĐ- CP, sẽ siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải. Thực tế, để nâng cấp dịch vụ đón trả khách liên tỉnh, nhiều nhà xe đã cải tạo dòng Ford 16 chỗ thành 10 chỗ gọi là Limousine để chở khách. 

Do đó theo khoản 2 điều 2 Nghị định 47/2022/NĐ-CP đã nêu rõ: Xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghi định này,

Còn những xe Limousine được cải tạo từ ngày 1/9/2022 sẽ không được cấp phù hiệu để kinh doanh vận tải hành khách.

  

Ảnh minh họa

Ký gửi hàng trên xe khách phải cung cấp ít nhất 5 thông tin

Đó là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 47/2022/NĐ- CP để bảo đảm công tác quản lý và kiểm soát hàng hoá ký gửi trên xe khách.

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị Định 47/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định như sau: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hoá ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Như vậy, từ ngày 1/9/2022, khi gửi hàng hóa trên xe khách, người gửi bắt buộc phải cung cấp ít nhất 5 thông tin trên cho nhà xe, lái xe, nhân viên phục vụ (nếu có).

 

Gửi hành hoá trên xe khách phải cung cấp 5 thông tin

Ghi âm, ghi hình trái phép tại phiên toà bị phạt đến 15 triệu đồng.

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính hành vi cản trở hoạt động tố tụng với 4 chương và 8 điều, có hiệu lực từ ngày 1/9/2022.

Theo đó, để đảm bảo quyền riêng tư của con người, pháp lệnh này quy định sẽ phạt tiền từ 7 đến 15 triệu đồng đối với hành vi ghi âm lời nói, ghi hình của hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của chủ toạ phiên toà hoặc ghi âm lời nói, ghi hình của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên toà xét xử những vụ án dân sự cũng nhưng vụ án hành chính...

Đồng thời, cũng theo pháp lệnh mới này, nếu lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án hoặc mang đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu hoặc tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án (trừ vật chứng của vụ án hoặc công cụ hỗ trợ được phép mang theo), sẽ bị phạt từ 1 đến 7 triệu đồng.

Giảm 50% phí khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Theo Thông tư 48/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/9/2022, tổ chức có nhu cầu khai thác thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin không phải của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải trả phí khai thác và sử dụng thông tin với những mức như sau:

Xác thực thông tin công dân bằng tin nhắn SMS, văn bản điện tử, văn bản giấy (sản phẩm SPDC01); Tin nhắn SMS trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác (sản phẩm SPDC02); Văn bản điện tử trả lời kết quả thông tin đề nghị khai thác qua cổng dịch vụ công (sản phẩm SPDC03); Văn bản điện tử trả lời kết qủa thông tin đề nghị khai thác qua ứng dụng phần mềm (sản phẩm SPDC04); Văn bản giấy trả lời kết quả thông tin đề nghị cung cấp (sản phẩm SPDC05). Mức thu là 1.000 đồng/trường hợp thông tin.

Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 48/2022, trong thời gian từ ngày 17/9/2022 đến hết ngày 31/12/2023, tổ chức, cá nhân chỉ phải trả 50% mức phí nêu trên khi khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thí điểm mô hình đưa phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam

Đây là một nội dung đáng chú ý tại Nghị định 54/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022, có hiệu lực từ ngày 1/9/2022.

Theo đó, việc thí điểm mô hình đưa phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam được thực hiện như sau:

- Số lượng trại giam được áp dụng thí điểm mô hình này không quá 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ Công an.

- Việc tổ chức hoạt động lao động, học nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như: Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức; Phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hoà nhập cộng đồng, tạo điều kiện cho phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án tù. 

Phạm nhân lao động, học nghề ngoài trại giam trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cà được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình.

Thu nhập từ kết quả lao động, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam của đơn vị hợp tác với trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đáng lưu ý một số trường hợp phạm nhân không được tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam gồm: Phạm nhân phạm tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; Phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên và phạm nhân tái phạm nguy hiểm...

Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán

Bài báo nghiên cứu "Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán" do ThS. Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng

Đề tài Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng do NGUYỄN TRUNG SƠN (Giám đốc Hợp tác xã Enna Glamping Suối Giàng) - TS. HOÀNG SĨ THÍNH (Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - ThS. PHẠM XUÂN PHÚ (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Đề tài Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 do ThS. Phạm Thị Tươi (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3