Những thuận lợi và khó khăn của thủy sản Việt Nam tại Bắc Âu


(CHG) Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã và đang tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt Nam nói chung và giúp ngành thủy sản Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, ngành thủy sản Việt Nam ngoài những thuận lợi vẫn còn có những khó khăn tại thị trường này. Ví dụ như tại Bắc Âu chủ yếu nhập khẩu từ các nước xung quanh, nên thủy sản Việt Nam khó có cơ hội tăng kim ngạch, hoặc có tăng cũng không đáng kể. Bên cạnh đó, thị trường Bắc Âu khó tính, với các qui định khắt khe cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Hiệp định EVFTA tạo lợi thế cạnh tranh đối với thuế nhập khẩu

Hiệp định EVFTA có hiệu lực tạo lợi thế cạnh tranh đối với thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập và mở rộng thị phần tại khu vực này. Khi EVFTA có hiệu lực, gần 50% số dòng thuế được áp dụng thuế suất cơ bản từ 0 - 22%, trong đó phần lớn các loại thuế cao từ 6 - 22% sẽ giảm về 0% (khoảng 840 biểu thuế dòng). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ bản từ 5,5 - 26% sẽ giảm về 0% sau 3 - 7 năm. Đối với các sản phẩm cá ngừ và cá viên đóng hộp, hạn ngạch thuế quan của EU đối với Việt Nam là 11.500 tấn và 500 tấn, tương ứng.

Nếu như so sánh với các nước khác xuất khẩu thủy sản vào EU, ngành thủy sản Việt Nam có lợi thế rõ rệt khi tôm sú được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm. Trong khi, Thái Lan và Ecuador không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12%; Ấn Độ và Indonesia không có FTA chịu thuế GSP 4,2%. Sản phẩm cá tra đông lạnh đang hưởng thuế GSP 5,5% sẽ được hưởng thuế EVFTA 0% sau 3 năm, trong khi các nước Indonesia sẽ vẫn chịu thuế GPS 5,5% và Trung Quốc chịu thuế cơ bản 9%.

Những thuận lợi và khó khăn của thủy sản Việt Nam tại  thị trường Bắc Âu

Hiệp định EVFTA có hiệu lực tạo lợi thế cạnh tranh đối với thuế nhập khẩu cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam

Tính riêng đối với sản phẩm cá ngừ, Việt Nam sẽ có cơ hội tốt hơn sau 3 – 7 năm thuế được về 0%, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ lớn nhất là Thái Lan, đang bị áp thuế 18% -24%. Do vậy, ngành thủy sản Việt Nam cần tận dụng tốt hơn nữa lợi thuế cạnh tranh từ Hiệp định  EVFTA.

Thực tế hiện nay, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu là hàng đông lạnh, nguyên liệu thô hoặc sơ chế qua, các sản phẩm có giá trị cao vẫn còn ít nên chưa tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế quan do Hiệp định EVFTA mang lại.

Các quy định khắt khe tại thị trường EU

Có thể khẳng định rằng, Hiệp định EVFTA có hiệu lực giúp thủy sản Việt Nam thêm lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, do thị trường Bắc Âu chủ yếu nhập khẩu từ các nước xung quanh, nên thủy sản Việt Nam khó có cơ hội tăng kim ngạch, hoặc có tăng cũng không đáng kể. Ngoài ra, thị trường Bắc Âu là thị trường khó tính, với nhiều quy định khắt khe gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đơn hàng bị hủy, chậm hoặc thiếu nguyên liệu. Bên cạnh đó, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung cầu, ảnh hưởng đến các hoạt động hậu cần và vận chuyển, gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang khu vực Bắc Âu.

Trước đó, vào tháng 10/2017, Việt Nam đã bị Ủy ban châu Âu cảnh cáo thẻ vàng vì không tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Chính vì vậy, việc thủy hải sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm soát theo xác suất. Điều này khiến cho sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã sụt giảm đáng kể. Ảnh hưởng trực tiếp nhất là các sản phẩm thủy sản khai thác, bao gồm cá ngừ, cá kiếm, nhuyễn thể, mực, bạch tuộc và ảnh hưởng gián tiếp là thủy sản nuôi trồng.

Nếu việc này không được khắc phục triệt để tháo gỡ thẻ vàng và tránh thẻ đỏ, thủy sản Việt Nam khó có thể tăng trưởng cao trong thời gian tới. Việt Nam sẽ không xuất khẩu được thủy sản sang thị trường EU nếu như bị thẻ đỏ.

Xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2022 đạt 4,7 tỉ USD, tăng trưởng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 160 thị trường trên thế giới và các thị trường đều đạt mức tăng trưởng 10%-90%, giá bán bình quân tăng 10%-15%. Đặc biệt, trong các tháng 3, 4 và 5, xuất khẩu thủy sản đạt mức kỷ lục với 1 tỉ USD/tháng. Ước tính 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt xấp xỉ 6 tỉ USD.

Còn lại: 1000 ký tự
Việt Nam Độc lập - Thống nhất - Hùng cường

(CHG) Trên khắp mọi miền Tổ quốc, cờ đỏ sao vàng tung bay rợp trời, từng con đường, ngõ phố được điểm tô bởi những dải băng rôn, khẩu hiệu đầy sắc màu rực rỡ. Không khí hân hoan, tự hào, xúc động lan tỏa khi đất nước bước vào những ngày tháng Tư lịch sử, thời khắc cả dân tộc cùng tri ân, cùng tưởng nhớ, cùng chào đón kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xem chi tiết
Công an nhân dân, tuyến đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ với những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những thách thức không nhỏ đến từ tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi, có tổ chức. Trước thực trạng đó, lực lượng Công an nhân dân đã và đang khẳng định vai trò là “lá chắn thép”, “tuyến đầu” trong cuộc chiến phòng, chống các loại tội phạm này, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và góp phần giữ vững sự ổn định của nền kinh tế đất nước.

Xem chi tiết
Vai trò tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bài báo: “Vai trò tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam” do Th.S. Nguyễn Bá Thanh - Trường Đại học Tài chính – Marketing thực hiện.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, “bút chiến” khích lệ cho ngày giải phóng

(CHG) Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam đã luôn là vũ khí sắc bén, là người bạn đồng hành trung thành của cách mạng. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ và oanh liệt, từng trang báo, từng bài viết không chỉ là bản tin thông thường mà còn là những “viên đạn tư tưởng”, là lời hịch hiệu triệu cả dân tộc đứng lên giành độc lập, tự do.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai

Bài báo Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai do ThS. Nguyễn Thị Thu Hương (Khoa Quản trị và Marketing - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3