Hiện nay, nhu cầu về nhà ở xã hội ngày càng tăng cao, nhất là tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dự án nhà ở xã hội của người dân còn nhiều vướng mắc do điều kiện về thu nhập của người được mua nhà ở xã hội chưa phù hợp.
Theo Luật Nhà ở 2014, người thu nhập thấp là một trong những đối tượng được mua nhà ở xã hội. Đối tượng này phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (nội dung này được tiếp tục quy định tại Luật Nhà ở 2023). Như vậy, có thể hiểu người thu nhập thấp là người có thu nhập trung bình dưới mức 11 triệu đồng/tháng.
Theo ý kiến của một số chuyên gia, nếu không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tức thu nhập khoảng dưới 11 triệu đồng/tháng, người lao động chưa chắc đủ khả năng nuôi bản thân, gia đình, thậm chí không có tích lũy với mức chi phí như hiện nay tại nhiều thành phố lớn. Trong khi đó, để mua được nhà, người mua buộc phải có tích lũy tài sản.
Bên cạnh đó, nếu người mua nhà phải vay ngân hàng từ 70 - 80% tổng giá trị tài sản thì phải mất khoảng 10 triệu đồng/tháng để chi trả gốc và lãi. Theo quy định hiện hành, những người có thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng phần nhiều sẽ không dám vay mua nhà vì còn phải chi trả cho các chi phí khác trong cuộc sống.
Việc siết chặt điều kiện về thu nhập của đối tượng được mua nhà ở xã hội đến mức không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được đánh giá là chưa phù hợp.
Để mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó có nội dung đề xuất nới điều kiện về thu nhập đối với người mua.
Theo đó, đối với điều kiện về thu nhập của người mua nhà ở xã hội được đề xuất trong dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện: Thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu đồng/tháng tính theo bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị nơi đối tượng làm việc xác nhận.
Thời hạn xác định điều kiện về thu nhập trong 3 năm trước liền kề năm được xét mua, thuê mua nhà ở xã hội. Như vậy, đối chiếu với quy định cũ, mức thu nhập của người mua nhà ở xã hội đã được Bộ Xây dựng đề xuất tăng lên thêm 4 triệu so với mức quy định trước đây.
Nguồn: Tạp chí công thương
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn do Phạm Thu Hương (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiếtBài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một nghịch lý khá “thú vị” đang tồn tại: nhiều sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán qua các đội nhóm, hội nhóm, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm spa, bán trực tuyến… có giá rất cao, thế nhưng nhiều sản phẩm lại không minh bạch thông tin, quảng cáo quá sự thật, có dấu hiệu kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, thậm chí chứa chất cấm. Bài viết không nêu cụ thể những đơn vị, cá nhân, tổ chức, cũng như hình ảnh cụ thể về sản phẩm liên quan đến nghịch lý đang tồn tại trong nghành sản, xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bài viết cũng không so sánh cụ thể về giá cả, chất lượng của các thương hiệu mỹ phẩm với nhau, cũng như quy chụp ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước. Bài viết đưa ra góc nhìn khoa học, phản biện về những thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, một số "con sâu làm rầu nồi canh".
Xem chi tiếtBài nghiên cứu "Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản" do Hồ Hoàng Thu Lê, Hồ Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Hoàng Thuận (Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiết