Nông nghiệp Việt Nam vững vai trò trụ đỡ


(CHG) Ngành nông nghiệp nước ta đang đóng vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, việc đảm bảo an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền sống của con người. Tuy nhiên, cũng cần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đầu tư cho nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, tạo ra sản phẩm giá trị cao,… đây là những vấn đề cấp thiết được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV.
 
Đánh giá về kết quả sản xuất nông nghiệp thời gian qua, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (đoàn Hậu Giang) cho rằng, nông nghiệp nước ta tiếp tục thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, không chỉ bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm mà còn khẳng định vị trí là nước xuất khẩu nông nghiệp khá trong khu vực. Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Thị Thanh Lam, cử tri, nhân dân vẫn rất lo ngại và luôn trăn trở về tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, giá thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Trong khi đó, một số loại nông sản, hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ khó khăn, bán với giá rất thấp hoặc lỗ, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân. Vì vậy, cần có giải pháp tốt hơn, hữu hiệu hơn để giải quyết tình trạng này và có chính sách hỗ trợ kịp thời cho lĩnh vực nông nghiệp, giúp giảm gánh nặng cho nông dân.
 
Quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long xuất khẩu. Ảnh: TTXVN

 Để không còn cảnh “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”, cần quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp cụ thể gắn với sản phẩm thế mạnh nhằm bảo đảm đầu ra tốt hơn cho nông sản. Quy hoạch nông nghiệp đồng bộ cần nằm trong tổng thể quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng. Tập trung nguồn lực cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trên các lĩnh vực, trong đó có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, để sớm tháo gỡ vướng mắc, đặc biệt là các thủ tục hành chính gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Một giải pháp khác để phát triển nông nghiệp bền vững cũng được đại biểu Quốc hội nêu lên đó là cần tạo điều kiện đẩy mạnh nền nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao, thân thiện với môi trường. Hiện nay, nông nghiệp xanh cũng là xu hướng được nhiều nước trên thế giới hướng đến với mục đích vừa bảo đảm an toàn cho sản xuất và người tiêu dùng, vừa giảm ô nhiễm môi trường, góp sức vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Để xây dựng được nền nông nghiệp xanh đòi hỏi đầu tư cho ứng dụng công nghệ cao, đổi mới quy trình sản xuất, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng nông sản. Cùng với đó, cũng cần tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các trung tâm chế biến nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng, nội vùng nhằm bảo đảm phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, địa phương trên cả nước. Đồng thời cần gắn kết chặt chẽ công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sinh thái.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3