Phát động phong trào thi đua đặc biệt trước thềm năm học mới


(CHG) Chiều 1/9/2021, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trang trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022”.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo; Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục để tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ
            Nguồn Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ

Nguồn Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đặc biệt hơn, năm học mới 2021 - 2022 được bắt đầu trong bối cảnh cả nước đang gồng mình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với những diễn biến rất phức tạp, khó lường.

Trong bối cảnh đầy biến đông đó, ngành Giáo dục xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2021-2022 là: Vừa chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp ứng phó với đại dịch COVID-19, vừa phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ năm học, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt”, “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”; hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phát động “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”, thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát động phong trào thi đua đặc biệt cho năm học 2021 - 2022 với chủ đề: Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Quang cảnh lễ phát động. Ảnh: Thống Nhất

Quang cảnh lễ phát động

Nguồn Ảnh: Thống Nhất

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị toàn ngành tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

Một là: Mỗi trường học, mỗi cơ sở giáo dục là một pháo đài chống dịch. Tập thể lãnh đạo nhà trường chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp linh hoạt nhằm ứng phó với dịch bệnh và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học 2021-2022. Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh và đáp ứng yêu cầu chuyển trạng thái hoạt động trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Bảo đảm trường học an toàn, tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp; trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến với nhiều hình thức, phương pháp sáng tạo, lôi cuốn, đem lại hứng thú cho học sinh, sinh viên, có nhiều hình thức thiết thực để hỗ trợ các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, biểu dương kịp thời những tấm gương học sinh vượt khó, vươn lên trong học tập rèn luyện.

Hai là: Mỗi giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên là một chiến sĩ. Từng cá nhân thực hiện đồng bộ, đầy đủ các yêu cầu của ngành y tế và chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời đoàn kết, chung sức đồng lòng vượt qua các khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các giáo viên, giảng viên tích cực thi đua xây dựng hệ thống bài giảng chất lượng tốt, sản xuất các bài giảng video, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo lập kho dữ liệu mở dùng chung toàn ngành, tăng tính thích ứng, khả năng tự học và trải nghiệm đối với người học. Ra sức thi đua đổi mới sáng tạo, có thêm nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn, tham gia vào hoạt động phòng chống dịch bệnh, cứu chữa cho người dân.

Ba là: Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, giữ gìn kỷ cương, tinh thần đoàn kết thống nhất, ưu tiên cao nhất mọi nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế và chính quyền địa phương; đồng thời quan tâm công tác bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Bên cạnh đó, cần chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch năm học và hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai linh hoạt; quan tâm hỗ trợ, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong quá trình thực hiện. Chú trọng công tác động viên, khích lệ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, nhân viên, học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh nâng cao ý thức công dân, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và chung sức, đồng lòng hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bốn là: Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục, đơn vị trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện các nhiệm vụ được giao, bảo đảm an toàn cho người học và giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục, không để xảy ra tình trạng lây lan dịch bệnh trong nhà trường; phối hợp tốt với ngành y tế tổ chức tiêm phòng cho học sinh khi có điều kiện. Tích cực triển khai các hoạt động chăm lo sức khỏe học đường, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng trường học xanh sạch đẹp, rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao khả năng kháng dịch của cán bộ và học sinh.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp thống nhất hành động, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua bằng những nội dung công việc cụ thể, thiết thực, phù hợp.

Trong lễ khai giảng tới đây, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ tập trung tổ chức lễ khai giảng bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục rà soát, hỗ trợ cán bộ, giáo viên, học sinh khó khăn, bảo đảm mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau; tiếp tục phát động phong trào “Máy tính cho em” để hỗ trợ học sinh về thiết bị học tập trực tuyến;

Ngành Giáo dục Thủ đô cũng sẽ nỗ lực thực hiện “nhiệm vụ kép”: Vừa tích cực phòng, chống dịch, vừa triển khai hiệu quả chương trình giáo dục. Đặc biệt, để hỗ trợ học sinh trong năm học 2021-2022, Hà Nội chủ trương thực hiện miễn giảm

Để hỗ trợ học sinh trong năm học 2021-2022, Hà Nội chủ trương thực hiện miễn giảm 50% học phí cả năm học cho học sinh các cấp. Ảnh: Nguyễn Hạnh.

Để hỗ trợ học sinh trong năm học 2021-2022 Hà Nội chủ trương thực hiện

miễn giảm 50% học phí cả năm học cho học sinh các cấp.

Nguồn Ảnh: Nguyễn Hạnh

50% học phí cả năm học cho học sinh các cấp với tổng nguồn kinh phí 900 tỷ đồng…

Phát biểu kết luận buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị các đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm trong cả nước quan tâm chỉ đạo, cụ thể hoá các nội dung trên thành kế hoạch cụ thể của địa phương, đơn vị mình với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo để tổ chức thực hiện, thi đua thực hiện thắng lợi mục tiêu kép trong năm học 2021-2022.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tin tưởng rằng, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các nhà giáo, công chức, viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên trong toàn ngành sẽ cùng nhau đoàn kết, chung sức đồng lòng vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh COVID-19 và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3