Phát triển mô hình du lịch homestay tại tỉnh Tây Ninh


TÓM TẮT:

Bài viết nghiên cứu tình hình phát triển mô hình du lịch homestay tại tỉnh Tây Ninh. Kết quả cho thấy, để phát triển mô hình du lịch homestay tại Tây Ninh, cần chú trọng đến 5 nhân tố theo thứ tự từ cao đến thấp: (1) An ninh và an toàn, 2) Đảm bảo chất lượng, 3) Sự thuận tiện, 4) Trang thiết bị tại homestay, 5) Môi trường tại homestay. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình này trong tương lai.

Từ khóa: mô hình du lịch, homestay, tỉnh Tây Ninh.

1. Cơ sở lý thuyết

Pusiran & Xiao (2013), cho rằng, homestay là nơi mà du khách “cư trú chung với gia đình chủ nhà”. “Homestay cung cấp những cơ hội trải nghiệm cách sống độc đáo của những cư dân địa phương, với những nền văn hóa bản địa truyền thống, trong một khung cảnh mộc mạc, thoải mái”.

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 7800: 2009) về “Tiêu chuẩn nhà ở có nhà cho khách du lịch thuê (Standards of homestay)”, ban hành năm 2009, khái niệm homestay là “nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà”.

Định nghĩa về homestay theo Chuẩn Homestay của Asean (Asean Homestay Standard) (2016), “Homestay là một loại hình du lịch trao đổi, nơi mà du khách sẽ ở lại gia đình của người chủ nhà và sẽ trải nghiệm cuộc sống hàng ngày tại gia đình người chủ nhà và tại cộng đồng địa phương”.

Như vậy, trong lĩnh vực du lịch, homestay là một loại hình lưu trú, đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ cùng sinh hoạt với gia chủ mọi hoạt động trong gia đình, từ giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống đến hoạt động vui chơi giải trí… Đối tượng khách du lịch của loại hình du lịch này là những du khách có mong muốn tiếp cận triệt để văn hóa, con người, ẩm thực của điểm đến đã chọn.

Du lịch homestay có những đặc điểm nổi bật sau: (1) Phương thức tổ chức: loại hình du lịch homestay được thực hiện theo tiêu chí “3 cùng”: cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt; (2)  Hoạt động du lịch: du lịch homestay thường diễn ra tại các khu vực có điều kiện tài nguyên, thiên nhiên hoang dã, hoặc các khu vực dân cư có bản sắc văn hóa đa dạng, phong  phú; (3) Tổ chức thực hiện: có sự tham gia của cộng đồng địa phương; (4) Lợi ích của chương trình: du lịch homestay chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương; (5) Giá cả thấp: do du khách được ăn, ở, cùng với gia đình người chủ homestay tại địa phương nên giá cả thấp.

2. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống kết hợp với phương pháp so sánh: được sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến du lịch homestay, xác định các yếu tố tạo nên cũng như ảnh hưởng đến du lịch homestay; đánh giá hiện trạng phát triển du lịch homestay tại Tây Ninh, xác định những vấn đề đặt ra và nguyên nhân đối với những hạn chế về hiện trạng du lịch homestay tại Tây Ninh và đề xuất các giải pháp phát triển mô hình du lịch homestay tại Tây Ninh trong giai đoạn tới.

Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện qua các cuộc điều tra phỏng vấn sâu với 20 chuyên gia nghiên cứu, quản lý du lịch, gồm các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp du lịch tại Tây Ninh, về việc xác định các yếu tố tác động đến loại hình du lịch homestay; chỉ tiêu đánh giá và phương pháp điều chỉnh thang đo.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp điều tra xã hội học nhằm: khẳng định các yếu tố, các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của thang đo các yếu tố phát triển mô hình du lịch homestay. Thời gian thu thập dữ liệu từ tháng 3/2021 đến tháng 4/2021; kích thước mẫu 300, thu về 255 phiếu đạt tiêu chuẩn. Phương pháp lấy mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Thang đo được sử dụng trong mô hình là thang đo Likert 5 cấp độ (1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Phân vân; 4- Đồng ý; 5-  Hoàn toàn đồng ý).

Thông qua việc lược khảo các nghiên cứu trước về mô hình du lịch homestay, tác giả đã xây dựng mô hình du lịch homestay tại Tây Ninh gồm các nhóm nhân tố: các nhóm sau: 1) Trang thiết bị tại homestay; (2) Môi trường tại homestay; (3) Đảm bảo chất lượng; (4) An ninh và an toàn; (5) Sự thuận tiện, và; (6) Phát triển loại hình du lịch homestay. Trong đó, 5 nhóm đầu được xác định là các biến độc lập, nhóm thứ 6 (Phát triển mô hình du lịch homestay) là biến phụ thuộc.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

du lịch homestay

Nguồn: Tác giả thực hiện từ mô hình lý thuyết

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Bảng 1. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s alpha

du lịch homestay

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha cho thấy (Bảng 1), các thang đo đề có độ tin cậy đạt yêu cầu (> 0,6) và các biến đều có hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation) đều > 0,3. Các biến quan sát đạt yêu cầu (trừ 5 biến bị loại) sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA).

3.2. Kết quả phân tích EFA

Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (Bảng 1), hệ số KMO = 0,815 > 0,5 đảm bảo cho sự thích hợp của phân tích EFA đối với mẫu nghiên cứu. Phương pháp rút trích các thành phần chính - Principal components, với phép xoay Varimax đã trích được 5 nhân tố từ 26 biến quan sát, với phương sai trích là 64,237%, thỏa mãn yêu cầu phương sai trích phải lớn hơn 50%.

3.3. Kết quả phân tích hồi quy

Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy

du lịch homestay

Nguồn: Kết quả từ nghiên cứu của tác giả

Kết quả phân tích hồi quy (Bảng 2) cho thấy, Giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,508, tức bằng 50,8%; Giá trị Sig. = 0,00 <0,05, cho thấy kết quả hồi quy có thể chấp nhận - có ý nghĩa thống kê (đối với tổng thể); Hệ số phóng đại phương sai VIF - Variance Inflation Factor của các biến trong mô hình đều rất thấp: từ 1,025 - 1,820 < 2, tức là không có hiện tượng xảy ra đa cộng tuyến. Như vậy, mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Phương trình hồi quy tuyến tính gồm 5 biến có dạng như sau:

HOMESTAY = 0,315*ANNINH + 0,248*CHATLUONG + 0,151*THUANTIEN + 0,135*THIETBI + 0,123*MOITRUONG

Mô hình cho thấy, nhân tố tác động từ mạnh nhất đến thấp nhất trong phát triển du lịch homestay tại Tây Ninh là: 1) An ninh và an toàn (hệ số Bêta 0,315), 2) Đảm bảo chất lượng (hệ số Bêta là 0,248), 3) Sự thuận tiện (hệ số Bêta là 0,237), 4) Trang thiết bị tại homestay (hệ số Bêta là 0,135), 5) Môi trường tại homestay (hệ số Bêta là 0,123).

4. Kết luận và đề xuất một số giải pháp

Kết quả nghiên cứu cho thấy, để phát triển mô hình du lịch homestay tại Tây Ninh, cần chú trọng đến 5 nhân tố theo thứ tự từ cao đến thấp: (1) An ninh và an toàn, 2) Đảm bảo chất lượng, 3) Sự thuận tiện, 4) Trang thiết bị tại homestay, 5) Môi trường tại homestay.

Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:

- Các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chủ hộ homestay (gọi chung là các bên liên quan đến việc phát triển du lịch) cần thực hiện các việc làm cụ thể như sau: đào tạo nghiệp vụ du lịch cho các chủ homestay, cư dân địa phương… biết cách chào đón, tiếp đón, phục vụ du khách; lưu ý chế biến những món ăn mang đậm nét vùng sông nước Nam Bộ; chú trọng tạo điều kiện cho du khách tham gia sinh hoạt các lễ hội truyền thống tại địa phương mình; tổ chức các loại hình dịch vụ đưa/đón khách du lịch homestay.

- Thực hiện các nguyên tắc quản lý rác tốt, sử dụng thùng đựng rác và làm theo đúng các nguyên tắc quản lý rác thải: rác hữu cơ (rau, củ, quả…), rác vô cơ (ly/ cốc, đồ da, nhựa, cao su…), rác tái chế (thùng carton, sách báo cũ, chai/ lọ…); giữ cho các nhà nghỉ luôn được khô ráo, nhằm hạn chế sự phát triển của nấm mốc; thiết kế xây dựng các nhà nghỉ homestay trên nền cao, khô ráo và thông thoáng; tận dụng gió thiên nhiên khi thiết kế các nhà trọ homestay; chú trọng trồng nhiều loại cây ăn trái phù hợp theo từng mùa/vụ trong năm; chú trọng thiết kế các vật dụng trong gia đình bằng những vật liệu đơn sơ nhưng đẹp mắt, như: bàn, ghế, giường ngủ làm từ cây tre…

- Vị trí homestay phải thuận tiện, gần các đường lộ, đường sông…; Xây dựng những bãi đậu xe ô tô, xe gắn máy ngay tại nhà khách nghỉ trọ...; Hợp tác với các ngân hàng thương mại lắp đặt những máy rút tiền tự động (ATM), chấp nhận thẻ visa tại các điểm có các nhà nghỉ du lịch homestay; Tăng cường đội ngũ trật tự viên vào những ngày cao điểm.

- Cần phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành… và quần chúng nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội tại các nhà nghỉ du lịch homestay; Kiên quyết ngăn chặn nạn cò mồi, không “chung/chi”, trích “hoa hồng”... cho những cò mồi; Không để bất cứ trường hợp gây rối, quậy phá, đánh nhau... nào xảy ra tại điểm homestay của mình; Cần chú trọng phát triển các trạm y tế tại các khu du lịch có các nhà nghỉ homestay; Các vật dụng, trang thiết bị sử dụng trong gia đình, và hệ thống điện, nước… trong các nhà nghỉ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách; Cần chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên hoang sơ của các điểm/khu du lịch tại các nhà nghỉ du lịch homestay.

- Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống lưới điện sinh hoạt tại các nhà nghỉ homestay phải luôn đảm bảo hoạt động tốt, đầy đủ; Cần chú trọng thay mới các vật dụng được sử dụng thường ngày trong gia đình, như: xà phòng, bàn chải đánh răng, khăn tắm; Cần chú ý bố trí các cửa phòng ngủ liền kề với phòng khách để du khách thuận tiện di chuyển; Phòng tắm và các tiện nghi vệ sinh phải sạch sẽ, mang đến cho du khách sự thoải mái trong thời gian họ lưu trú; Bếp ăn tại homestay phải luôn sạch sẽ, không có mùi hôi, không có gián, kiến, ruồi,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Asean Homestay Standard (2016). The Asean Secrectariat. Jakarta, Indonesia.
  2. Yi-Chung Hu, Jen-Hung Wang, & Ru-Yu Wang (2012). Evaluating the Performance of Taiwan Homestay Using Analytic Network Process. Mathematical Problems in Engineering, 1-24.
  3. H. C. Huan & C. C. Ho, (2013). Applying the Fuzzy Analytic Hierarchy Process to Consumer Decision-Making Regarding Home Stays. International Journal of Advancements in Computing Technology (IJACT), 5(4), 981-990.
  4. W. Juladalai, P. Yongpithayapong, J. Ratanakosum (2004). A Tourism Model on Thai-Saek Cultural Home stays for Sustainable, Economic Development: a Case Study at Ban Art-Samart. Art-Samart, Sub-district, Muang District, Nakhon Phanom Province, There search project was funded by Research Administration and Technology Transferto Community the Northeast Networkin B.E.2548 fiscalyear.
  5. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
  6. Tiêu chuẩn Quốc gia (2009). TCVN 7800:2009 V/v Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, Phụ lục II-8.
  7. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013). Tài liệu hướng dẫn vận hành du lịch lưu trú tại nhà dân. Truy cập tại https://vietnamtourism.gov.vn/esrt/FileDownload57.pdf
  8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống kê, Hà Nội.

THE DEVELOPMENT OF HOMESTAY TOURISM

 IN TAY NINH PROVINCE 

 Master. HUYNH MINH THONG

Tay Ninh Power Company

ABSTRACT: 

This study analyzes the development of homestay tourism in Tay Ninh province. The study finds out that there are five major factors affecting the development of homestay tourism. These factors, listed in the descending order of the impacting level, are 1) Security and safety, 2) Quality assurance, 3) Convenience, 4) Facilities at the homestay, and 5) Environment at the homestay. Based on these results, some solutions are proposed to support the development of this tourism model in Tay Ninh province in the coming time.

Keywords: tourism model, homestay, Tay Ninh province.

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3