Với 50% diện tích là sa mạc, Israel vươn lên là một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững. Theo đó, công nghệ tưới nhỏ giọt đã được áp dụng ở ngành nông nghiệp nước này. Tại quốc gia này, lượng mưa trung bìnhchỉ khoảng 50mm/năm, với phần lớn diện tích là sa mạc. Cái khó đã khiến những người dân Do Thái trăn trở và sáng tạo ra hệ thống tưới nước nhỏ giọt.Nhờ công nghệ tưới nhỏ giọt, sản phẩm công nghệ của Israel đã giúp 700 hộ nông dân ở Senegal canh tác 3 vụ/năm, thay vì chỉ một vụ vào mùa mưa như trước đây. Kết quả tương tự cũng đã đạt được tại Kenya, Nam Phi, Benin và Nigeria - những quốc gia có điều kiện khô hạn tương tự Israel.
Bên cạnh đó, Israel còn có hệ thống tưới bằng khay Tal-Ya là tưới nhỏ giọt từ không khí. Đây là hệ thống tưới bằng khay thông minh có răng cưa, được làm từ nhựa tái chế với các bộ lọc tia cực tím có tên Tal-Ya. Chiếc khay này dùng để tích lũy nước được hình thành do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày - đêm ở Israel và nước mưa. Nước được tích lại trên khay sẽ được tưới thẳng vào gốc của mỗi cây trồng. Những cách thức này không chỉ giúp kích thích sự phát triển của cây trong khí hậu khô nóng, nó còn là giải pháp tối ưu cho việc tiết kiệm một lượng lớn nước tưới. Đồng thời, cách cung cấp nước này khiến đất luôn giữ được sự tươi, xốp, tránh việc làm sói mòn hoặc nén chặt đất trồng.
Thiên nhiên là kỹ sư vĩ đại nhất trong việc kiến tạo nên sự cân bằng trong thiên nhiên. Đó là niềm tin để người Israel chuyên tâm nghiên cứu để tìm ra những côn trùng thiên địch và phát triển nó trở thành những phương pháp phòng trừ sâu bệnh có hại.
Cụ thể, sau khi lai tạo thành công, những con côn trùng này sẽ được thả vào những khu vườn, những nông trang để chúng tự do tiêu diệt các loài sâu, bọ sống ký sinh, tàn phá thực vật. Một ví dụ điển hình là giống nhện màu cam đã giúp những khu vườn dâu tây ở Mỹ không bị sâu bọ “quấy rầy” và giúp nông dân Israel giảm tới 75% lượng thuốc trừ sâu so với trước đây.
Hay để hạn chế các loài gặm nhấm phá hoại mùa màng, người Israel chọn dùng cú để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, họ cũng tập trung phát triển, gây giống loài ong vò vẽ để tạo thuận lợi cho quá trình thụ phấn của các loại cây trồng, đặc biệt là trong các nhà kính kín gió.
Ở Israel, có những công ty chuyên nghiên cứu và tạo ra những phương pháp phòng trừ sâu bệnh sinh học. Họ thậm chí còn xuất khẩu các sản phẩm côn trùng có lợi của mình sang nhiều nước khác trên thế giới.
Israel là đất nước đầu tiên phát triển công nghệ chăn nuôi và quản lý trang trại bò sữa theo hướng công nghiệp hiện đại trên thế giới. Quốc gia này đã xuất khẩu công nghệ của mình ra rất nhiều quốc gia có nền chăn nuôi phát triển, Pháp là một ví dụ điển hình. Hiện nay, Isarel cũng đang tham gia vào dự án phát triển ngành công nghiệp này ở Việt Nam, trong một dự án có vốn đầu tư lên tới 500 triệu USD.
Đặc điểm nổi bật nhất giúp công nghệ chăn nuôi bò của Israel được các nước đề cao và học tập chính là phương cách áp dụng những ứng dụng của công nghệ hiện đại một cách hợp lý trong các khâu của việc chăn nuôi. Những công nghệ này cho phép người sản xuất biết được mức độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của bò, phát hiện những vấn đề vệ sinh có thể gặp trong giai đoạn đầu, lựa chọn giống bò phù hợp hay vắt sữa bò một cách chuyên nghiệp. Những giải pháp này đã góp phần rất lớn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh, tăng sản lượng sữa và giải quyết được vấn đề thiếu nhân công trong khâu thu hoạch.
Người Israel coi việc chia sẻ kinh nghiệm là một trong những yếu tố chính tạo động lực cho sự phát triển nông nghiệp của quốc gia. Đó cũng chính là lý do người Israel cho ra đời hệ thống “Kiến thức nông nghiệp trực tuyến” (Agricultural Knowledge On-Line (AKOL). Đây là hệ thống liên kết các kho dữ liệu về kiến thức nông nghiệp cùng các chuyên gia hàng đầu trong mọi mặt của lĩnh vực này, ở cấp độ toàn cầu. Người nông dân Israel có thể trực tiếp truy cập vào hệ thống để học hỏi những kiến thức cần thiết, yêu cầu sự giúp đỡ, hay tư vấn về phương pháp cũng như giải pháp từ các chuyên gia cho vấn đề cụ thể mình gặp phải. Kiến thức và sự trợ giúp đúng hướng và kịp thời như vậy đã hình thành sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và các nhà khoa học.
Nhật Bản có diện tích cả nước là 377.972 km2, nhưng diện tích đất canh tác chiếm 4.233.000 ha. Nếu so sánh với Việt Nam mặc dù có tổng diện tích lớn hơn 14%, nhưng diện tích đất ở được và canh tác được của Nhật Bản lại ít hơn nhiều.
Hiện, Nhật Bản đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất nông nghiệp. Cũng giống như Israel, Nhật Bản có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp thiên về nông sản “chất lượng cao”. Cho nên, mặc dù phải phụ thuộc vào nhập cảng nông sản để thỏa mãn nhu cầu lương thực nhưng Nhật Bản vẫn có thể xuất cảng được một số nông/thủy sản chọn lọc có giá trị cao, như: ngọc trai, cá saba, nước giải khát, hạt giống, trà xanh, xúc xích cá, hải sâm khô, gỗ, da heo, nước cốt súp,...
Vài mặt hàng quan trọng nông nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản là “dâu tây” với sản lượng 159.200 tấn (năm 2020, trị giá khoảng 1,6 tỷ USD) chủ yếu dùng phương pháp canh tác trong nhà màng và xưởng thực vật; cà chua, với sản lượng 750.000 tấn, chủ yếu sử dụng thủy canh và xưởng rau.
Trên thực tế, ngành Nông nghiệp của Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng do dân số làm nông nghiệp đang già đi và sụt giảm. Kể từ năm 2015, số nông dân của cả nước đã giảm 22,4%, còn độ tuổi trung bình tăng 0,8 tuổi lên 67,8 trong cùng kỳ.
Mục tiêu của Chính phủ Nhật Bản là tự cung cấp 45% lương thực vào năm 2030 nhưng đối mặt với nhiều thách thức (Du Lam, 2022). Để hỗ trợ đạt mục tiêu này, chính phủ đã chuyển sang phát triển nông nghiệp thông minh với hi vọng tạo ra chương trình lương thực bền vững và gắn kết hơn. Năm 2016, Nội các Nhật Bản cho biết muốn tìm cách biến nông nghiệp thành lĩnh vực tăng trưởng, sử dụng Big Data, IoT, AI, thúc đẩy cải cách nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp, Rừng và Thủy sản (MAFF) công bố lộ trình mở rộng các công nghệ và dịch vụ canh tác thông minh.
Nông dân Nhật Bản đã có quyền truy cập vào nhiều loại dữ liệu như kiểu thời tiết, loại đất, điều kiện trồng trọt và quản lý cây trồng. Tuy nhiên, thông tin có mặt trên các nền tảng khác nhau và chưa có cách nào để truy cập dữ liệu từ xa một cách đơn giản và hiệu quả về chi phí. Nhằm khắc phục tình trạng này, Tổ chức Nghiên cứu Lương thực và Nông nghiệp Quốc gia đã phát triển một nền tảng hợp tác dữ liệu nông nghiệp, ra mắt vào năm 2019. Nền tảng Wagri thu thập và sắp xếp dữ liệu liên quan đến nông nghiệp nằm rải rác trên các cơ sở dữ liệu và trang web khác nhau, giúp nông dân dễ dàng truy cập thông tin chuyên ngành, cả công cộng và tư nhân với chi phí thấp để quản lý mùa màng, cùng với dữ liệu từ các nhà cung cấp CNTT và nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp.
Thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, như: Dabaco, TH, Ba Huân. Đến nay, cả nước có 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được các địa phương công nhận; có 51 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Các tiến bộ về khoa học - công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản giảm đáng kể, trong đó tổn thất của lúa gạo đã giảm xuống dưới 10% (Song Hà, 2022).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai các chiến lược phát triển ngành hàng theo hướng tích hợp đa giá trị, tăng hàm lượng khoa học-công nghệ trong nông nghiệp. Mặt khác, nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ, tập trung vào sản phẩm chủ lực xuất khẩu, sản xuất giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phát triển thị trường khoa học - công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao giai đoạn 2021-2030 thúc đẩy phát triển các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và mở rộng xuất khẩu. Có thể kể tới một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại các địa phương như sau:
- Thành phố Hà Nội đang từng bước xây dựng ngành Nông nghiệp hiện đại, bền vững, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh. Cùng với đó, Thành phố cũng chủ trương xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao điển hình của cả nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã triển khai khoảng 160 mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Trong lĩnh vực trồng trọt, có gần 130ha trồng rau ứng dụng nhà lưới, gần 50ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Hà Nội hiện có trên 1.000ha sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao.
Nhìn chung, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội mặc dù quy mô nhỏ nhưng cho năng suất cao hơn phương thức sản xuất truyền thống 10-12%, giá trị kinh tế gia tăng 25-30%. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ tạo ra nguồn hàng hóa bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn tạo điều kiện cho các ngành chức năng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Thực tế trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã của Thành phố đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đạt hiệu quả kinh tế tốt. Theo ông Lê Văn Tám - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp sông Hồng, huyện Đông Anh, với diện tích 1.500m², hợp tác xã phát triển 6 mô hình nhà phủ màng công nghệ cao của Israel, chuyên sản xuất rau, củ, quả sạch theo hướng hữu cơ, chủ động nguồn cung nguyên liệu từ rau, củ, quả để tạo ra loại ống hút thân thiện với môi trường, cung cấp cho các cửa hàng kinh doanh đồ uống, quán cà phê và một số siêu thị của Hàn Quốc, Đức, doanh thu đạt 2-3 tỷ đồng/năm.
- Tại tỉnh Ninh Thuận, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đem lại giá trị sản xuất đạt hơn 300 triệu đồng/ha/năm trên cùng một thửa đất, cao gấp ba lần so với phương thức sản xuất lạc hậu trước đây. Đặc biệt, việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả như ngô, lúa sang mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng doanh thu đã đạt từ 2-3 tỷ đồng/vụ. Và trồng giống nho mới NH01-152 áp dụng công nghệ cao của nông dân thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, doanh thu đạt từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/ha/năm.
Đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai hơn 30 cánh đồng lớn sản xuất lúa, ngô, măng tây xanh, nho, với tổng diện tích hơn 3.642ha; chuyển đổi sản xuất hiệu quả hơn 1.500ha cây trồng cạn thay cho cây lúa kém hiệu quả trước đây; lựa chọn, xác định được 12 sản phẩm đặc thù và 62 sản phẩm OCOP có lợi thế cạnh tranh để tập trung đầu tư phát triển.
- Ngày 29/1/2021, Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển Bến Tre về hướng Đông giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có nuôi tôm công nghệ cao. Mục tiêu đến năm 2025, Bến Tre sẽ phát triển 4.000ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao, năm 2030 là 5.000ha. Qua năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết tại 3 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, tổng diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 50% với khoảng 2.000ha, năng suất bình quân 12 tấn/ha/vụ, cao gấp 4 lần so với nuôi thâm canh trước đây, lợi nhuận trung bình từ 700 đến 800 triệu đồng/ha/vụ nuôi.
Để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao hiện đại, bền vững, theo tác giả, cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong nước và quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp về tín dụng, xúc tiến thương mại để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Đặc biệt, để chuẩn bị và tích cực tham gia vào quá trình triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, không thể không đề cập đến IoT - một thành tố đóng vai trò chủ chốt. Mặc dù IoT còn tương đối mới, nhưng đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực phát triển xã hội (hành chính, thương mại, tiếp thị, công nghiệp, sản xuất,...) và chắc chắn là cả nông nghiệp công nghệ cao. Nhật Bản đã có sự chuẩn bị cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có năng lực quy hoạch, triển khai, thực hiện những dự án IoT cho mọi lĩnh vực bằng cách tạo ra một chuỗi văn bằng và chứng chỉ xác nhận năng lực của những chuyên gia IoT như vậy.
Nếu muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chắc chắn Việt Nam cần phải chú trọng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp công nghệ cao. Các dự án IoT trong nông nghiệp công nghệ cao là vô cùng cấp thiết và Việt Nam cần phải có quy hoạch, điều chỉnh kịp thời, nếu thực sự muốn theo kịp thế giới về nông nghiệp nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riên, nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
DEVELOPING HI-TECH AGRICULTURE:
EXPERIENCES OF SOME COUNTRIES
AND LESSON LEARNT FOR VIETNAM
• Ph.D VO HUU PHUOC
Academy of Politics Region II
ABSTRACT:
Hi-tech agriculture or high-tech farming is the application of the latest technologies in farming activities to enhance both agricultural product quality and value. Currently, high-tech agriculture is an emerging trend in Vietnam and it can become a breakthrough of Vietnam’s agriculture. It is necessary for Vietnam to gain lessons from experiences of some countries, such as Israel and Japan, in the high-tech agricultural development. This paper presents experiences of some countries and lessons leanrt for Vietnam in the hi-tech agriculture development.
Keywords: agriculture, high technology, agricultural products, Vietnam.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết