PHÊ DUYỆT SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG TRUNG QUỐC LỚP 3, LỚP 4 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018


(CHG) Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định 4119/QĐ-BGDĐT phê duyệt sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi là Ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng.
Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kì lớp nào tuỳ theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Hiện nay, ngoài tiếng Anh thì ngoại ngữ 1 có thể được các cơ sở giáo dục lựa chọn một trong các thứ tiếng gồm: tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức.
Tiếng Trung Quốc 3, Tiếng Trung Quốc 4 do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn là những cuốn sách đầu tiên trong bộ sách giáo khoa tiếng Trung Quốc dành cho học sinh phổ thông, được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Trung Quốc – Ngoại ngữ 1, ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cũng như các cuốn sách ngoại ngữ khác, sách Tiếng Trung Quốc 3, Tiếng Trung Quốc 4 giúp các em bước đầu làm quen với một công cụ giao tiếp mới để tìm hiểu thêm về các nền văn hoá khác, đồng thời giới thiệu đất nước con người Việt Nam đến bạn bè trên thế giới, mở rộng giao lưu quốc tế.
Sách được thiết kế kênh hình và kênh chữ phù hợp với tâm lí lứa tuổi, tạo hứng thú học tập và giúp các em dễ dàng hình dung bối cảnh giao tiếp thực tế để luyện tập ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
Các SGK ngoại ngữ 1 được NXBGDVN triển khai biên soạn một cách chặt chẽ, khoa học, đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất và năng lực theo quy định của Chương trình. Sách đã được trình Hội đồng quốc gia thẩm định để thực hiện thẩm định theo đúng quy trình.
Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3