Phòng vệ thương mại là một trong những nội dung quan trọng được doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm khi xuất khẩu sang các nước thị trường FTA. Bởi lẽ, tính đến hết tháng 8/2023, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 234 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường; trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá (129 vụ việc), tiếp đó là các vụ việc tự vệ (47 vụ việc), chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (34 vụ việc) và chống trợ cấp (24 vụ việc).
Các mặt hàng bị điều tra tương đối đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như tủ gỗ, gỗ dán, pin năng lượng mặt trời, tôm, cá tra - basa, máy xịt rửa áp lực cao… đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, giấy bọc thuốc lá, hạt nhựa EPS, mật ong...
Riêng trong 8 tháng đầu năm 2023, các nước đã khởi kiện 7 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (3 vụ việc chống bán phá giá của Hoa Kỳ với máy xịt rửa chạy bằng gas áp lực cao, giá để đồ bằng thép, túi mua hàng bằng giấy và 1 vụ việc xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép; 1 vụ việc tự vệ của Philippines với vỏ bình gas bằng thép; 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của EU với thép không gỉ cán nguội; 1 vụ việc chống bán phá giá của Indonesia với nhựa Polypropylene Copolymer).
Trong bối cảnh đó, mặc dù Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xử lý hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài thông qua các hoạt động đa dạng. Đặc biệt, cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý và trao đổi kịp thời với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin cập nhật giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc; tăng cường tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, định hướng xử lý cụ thể cho doanh nghiệp.
Đồng thời, tham gia cung cung cấp, giải trình các chính sách của Chính phủ Việt Nam bị cáo buộc trợ cấp; tham gia phản biện pháp lý đối với các vi phạm, khả năng vi phạm cam kết quốc tế của cơ quan điều tra nước ngoài; tiến hành các hoạt động giải quyết tranh chấp tại WTO; cũng như thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế để góp phần nâng cao năng lực kháng kiện phòng vệ thương mại.
Tuy nhiên, doanh nghiệp là chủ thể trong các cuộc điều tra phòng vệ thương mại, nên việc nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Chính phủ. Trong đó, việc cung cấp thông tin là một nội dung quan trọng. Bộ Công Thương đã biên soạn nhiều ấn phẩm về phòng vệ thương mại. Hiện trên cổng FTAP có cuốn Cẩm nang về các biện pháp phòng vệ thương mại đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP; và cuốn Cẩm nang về các biện pháp phòng vệ thương mại đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu và Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).
Đây là 2 cuốn sách quý. Chỉ nhìn vào mục lục mỗi cuốn sách cũng thấy những tài liệu được biên soạn hết sức thiết yếu với doanh nghiệp. Như cuốn Cẩm nang về các biện pháp phòng vệ thương mại đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP, có 4 chương, 2 phụ lục. Trong đó, bên cạnh khái niệm chung về phòng vệ thương mại, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng vệ thương mại tại chương I, 3 chương sau là những chương đi vào nội dung cụ thể, chi tiết mà doanh nghiệp có thể vận dụng ngay được trong các kịch bản ứng phó của mình.
Đó là chương II: Hiệp định CPTPP và nội dung phòng vệ thương mại. Chương này trình bày chi tiết quy định về phòng vệ thương mại của tất cả các nước thành viên gồm: Pháp luật phòng vệ thương mại của Úc, Pháp luật phòng vệ thương mại của Brunei, Pháp luật phòng vệ thương mại của Chile, Pháp luật phòng vệ thương mại của Nhật Bản, Pháp luật phòng vệ thương mại của Canada, Pháp luật phòng vệ thương mại của Malaysia, Pháp luật phòng vệ thương mại của Mexico, Pháp luật phòng vệ thương mại của New Zealand, Pháp luật phòng vệ thương mại của Singgapore, Pháp luật phòng vệ thương mại của Peru.
Đặc biệt hữu ích là Chương IV: Hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước CPTPP ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại. Trong đó, có thông tin về đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp (Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương) và thông tin liên hệ với các thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên CPTPP.
Chương này đưa ra 3 khuyến nghị với các doanh nghiệp: (i) Lưu ý các thông tin cảnh báo; (ii) Chủ động xây dựng chiến lược ứng phó; (iii) Hợp tác với các bên có cùng lợi ích.
Đây là những ấn phẩm được đánh giá là cần thiết để các doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó hiệu quả với các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của các thị trường đối
Nguồn: Tạp chí Công thương
(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết(CHG) Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.
Xem chi tiết