Ngày 20/11, tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã Quảng Yên (25/11/2011-25/11/2021).
Qua 10 năm xây dựng và phát triển, thị xã đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, bền vững của thị xã những năm tới. Cũng tại buổi lễ, thị xã Quảng Yên đã đón nhận Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội Bạch Đằng là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia; xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đình Hưng Học và Hồ Mạch; quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận xã Hiệp Hòa, xã Tiền An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã Quảng Yên luôn được bảo đảm |
Kinh tế của thị xã Quảng Yên những năm qua có mức tăng trưởng cao, bình quân đạt 16,6%/năm. So với năm 2011, đến năm 2021, giá trị tổng sản phẩm xã hội tăng gần 10 lần, đạt 23.963,8 tỷ đồng; tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ tăng từ 69,5% lên 90,5%; thu ngân sách nhà nước tăng từ 316 tỷ đồng lên 880 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 25,4 triệu đồng lên 75 triệu đồng/năm.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả rất tích cực. Năm 2019, thị xã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị với nhiều công trình giao thông rất quan trọng như: Đường 331B, đường 338, đường nối đường 331B và đường 338…
Năm 2020, thị xã được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Khu kinh tế ven biển Quảng Yên được thành lập, mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho thị xã trong những năm tới. Lĩnh vực cải cách hành chính, thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong những năm gần đây, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) của Quảng Yên thường xuyên trong top đầu của tỉnh. Trên địa bàn thị xã hiện có 5 trên tổng số 11 khu công nghiệp của tỉnh đang được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. KCN Đông Mai có tỷ lệ lấp đầy đạt 75,6%; đã có 06 dự án đi vào sản xuất ổn định với các sản phẩm mới có sản lượng cao, đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng chung của tỉnh và của kinh tế thị xã, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng trên 08 nghìn lao động; có 04 dự án đang đầu tư xây dựng nhà xưởng; 11 doanh nghiệp đang hoàn thiện thủ tục cấp phép đăng ký đầu tư; thu nộp ngân sách nhà nước ước cả năm 2021 khoảng 80 tỷ đồng. Tại KCN Sông Khoai, Công ty TNHH Công nghệ Jinco Solar đang triển khai đầu tư 02 dự án với tổng giá trị 865,6 triệu USD.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm đầu tư, đạt được nhiều kết quả tích cực. Trên địa bàn thị xã có hơn 200 di tích lịch sử - văn hóa với 34 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh được phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị. Trong đó, Di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt; Lễ hội Tiên Công được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 92,2%, chất lượng giáo dục được nâng lên.
Thị xã Quảng Yên đón nhận bằng công nhận Lễ hội Bạch Đằng là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. |
Trong thời gian tới, thị xã Quảng Yên có nhiều thời cơ, thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội. Khu kinh tế ven biển Quảng Yên đang được triển khai thực hiện. Quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh được điều chỉnh, bổ sung theo hướng Quảng Yên là động lực tăng trưởng mới của tuyến phía tây và của tỉnh, trở thành đô thị-du lịch-cảng biển thông minh, hiện đại. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thị xã đã và đang được tỉnh Quảng Ninh và thị xã đầu tư đồng bộ, hiện đại; không gian phát triển liên kết vùng được mở rộng với các dự án nút giao Hạ Long Xanh, nút giao Đầm Nhà Mạc, đường từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường 338, đường nối từ đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng đến KCN Sông Khoai, kết nối với thành phố Uông Bí, thị xã Đông Triều. Đồng thời, Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh đã được khởi công, Dự án cầu Rừng nối tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng đang chuẩn bị đầu tư. Các khu công nghiệp trên địa bàn đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp; một số nhà đầu tư chiến lược đang quan tâm nghiên cứu đầu tư vào thị xã.
Tại lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký yêu cầu: Thời gian tới, thị xã cần tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị đồng bộ; quan tâm cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
UBND tỉnh Quảng Ninh trao công nhận xã Hiệp Hòa, xã Tiền An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao |
Nhân dịp này, UBND tỉnh Quảng Ninh đã khen thưởng 12 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm xây dựng và phát triển thị xã Quảng Yên. Nhiều tập thể, các nhân được thị xã Quảng Yên khen thưởng có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã.
Ngày 25/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập thị xã Quảng Yên và các phường thuộc thị xã, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Yên Hưng. |
Nguồn: Báo Công Thương
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết