Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã


Theo Quy chế, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 làm việc theo chế độ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng ban và trách nhiệm của các thành viên quản lý về ngành, lĩnh vực.
đơn vị hành chính
Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 làm việc theo chế độ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng ban và trách nhiệm của các thành viên quản lý về ngành, lĩnh vực.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 đã ký Quyết định số 05/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Quy chế này quy định về hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 được thành lập theo Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Theo Quy chế, Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng ban và trách nhiệm của các thành viên quản lý về ngành, lĩnh vực. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế này.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phải chủ động giải quyết và chịu trách nhiệm đối với các công việc thuộc phạm vi được phân công.

Thực hiện công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Kết quả triển khai nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo được báo cáo kịp thời, đầy đủ tới lãnh đạo Ban Chỉ đạo, đồng thời gửi Cơ quan thường trực để tổng hợp, theo dõi.

Trưởng ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng ban và các thành viên sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác trong việc thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực

Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo về kết quả, tiến độ thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 để báo cáo Ban Chỉ đạo và phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; được yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, báo cáo để thực hiện nhiệm vụ giúp việc Ban Chỉ đạo.

Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Giúp việc.

Ban Chỉ đạo tổ chức họp theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo và theo ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban; Trưởng ban, Phó Trưởng ban chủ trì họp, quyết định thời gian họp và mời đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có).

Trường hợp không tổ chức họp, Trưởng ban quyết định hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng ban thông báo và lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản.

Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo được thể hiện bằng thông báo của Văn phòng Chính phủ. Kết luận của Phó Trưởng ban được thể hiện bằng văn bản thông báo của cơ quan nơi công tác.

Nguồn: Tạp chí Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3