Sẽ chuẩn hóa các thông tin thuê bao di động trước ngày 31/3


(CHG) Thực hiện chỉ đạo của Bộ TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông di động cam kết nỗ lực triển khai chuẩn hóa thông tin của tất cả thuê bao di động đang hoạt động trùng khớp với thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước ngày 31/3 tới.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông trao đổi với báo chí về kế hoạch triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao di động - Ảnh: VGP/MS

Tại buổi trao đổi thông tin về kế hoạch triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao di động do Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) tổ chức ngày 12/3, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, đến nay, các doanh nghiệp viễn thông di động đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có 3 doanh nghiệp lớn là Viettel, Vinaphone, Mobifone đã đối soát xong 100% dữ liệu thông tin thuê bao với thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Kết quả sau khi đối soát, vẫn còn phát sinh nhiều trường hợp thuê bao chưa trùng khớp thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc thông tin chưa đúng quy định.

Theo đó, Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động đảm bảo đến ngày 31/3/2023, tất cả thuê bao đang hoạt động có thông tin đúng quy định và có thông tin trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tại buổi trao đổi, đại diện các doanh nghiệp viễn thông di động đều cho biết, họ đã và sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai và hướng dẫn, hỗ trợ khách khách có thông tin chưa chính xác để chuẩn hóa thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đến ngày 31/3 tới. 

Riêng Tổng Công ty Viễn thông Viettel cam kết đến ngày 25/3 sẽ hoàn thành chuẩn hóa các thông tin của các thuê bao còn chưa đúng quy định và trùng khớp với thông tin của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cũng tại buổi trao đổi, các doanh nghiệp đã đưa ra một số khó khăn khi triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, như có khách chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vì nhiều lý do; tập khách không lớn, nhưng trải dài ở tất cả tỉnh, thành phố trên cả nước, nên việc tiếp cận khó, số lượng khách hàng phản hồi tin nhắn của nhà mạng về chuẩn hóa thông tin rất ít, nhiều khách hàng hiểu nhầm là thư rác nên không phản hồi…

Doanh nghiệp phải thông báo liên tục ít nhất 5 ngày tới thuê bao có thông tin chưa đúng

Để đảm bảo mục tiêu đến ngày 31/3 tới, thông tin của tất cả các thuê bao đang hoạt động đều đúng quy định và trùng khớp với thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông di động, đối với các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì rà soát, đối chiếu, triển khai các giải pháp xác thực thông tin của các thuê bao đã có đầy đủ giấy tờ và đăng ký thông tin đúng quy định để đảm bảo thông tin thuê bao chính xác, trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với các thông tin thuê bao nghi ngờ không đúng quy định, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành tại Nghị định 49/2027/NĐ-CP để bảo đảm đến ngày 31/3 tới, tất cả các thuê bao đang hoạt động có thông tin đúng quy định.

Cụ thể, theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, doanh nghiệp viễn thông phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần, yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định.

Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo, đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.

Doanh nghiệp viễn thông tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện; thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện.

Theo đại diện Vinaphone, các doanh nghiệp viễn thông cần có sự thống nhất để cùng thực hiện cùng nhắn tin tới khách hàng về quy định này, nhằm đảm bảo tính đồng bộ khi thực hiện giữa các nhà mạng, vì khi đã khóa thuê bao thì ảnh hưởng rất lớn đến cả doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ.

Vì sao phải chuẩn hóa tất cả thông tin thuê bao di động?

Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phải đảm bảo quyền lợi của người sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến các thuê bao đã có thông tin đúng quy định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ trong việc phối hợp chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Trường hợp người sử dụng nhận được đề nghị chuẩn hóa thông tin thuê bao từ doanh nghiệp di động, tức là thông tin đăng ký của người sử dụng có thể chưa đầy đủ theo quy định, chưa trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Viễn thông thông đề nghị người sử dụng phối hợp với doanh nghiệp di động để thực hiện việc chuẩn hóa thông tin, tránh các trường hợp giả mạo, mạo danh để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Người dân cần biết thêm thông tin chi tiết có thể truy cập vào các trang web, hoặc gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động để được hỗ trợ, hướng dẫn.

Ông Nguyễn Phong Nhã cũng nhấn mạnh, kế hoạch triển khai chuẩn hóa thông tin thuê bao di động nhằm thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ. 

Vì vậy, việc rà soát, chuẩn hóa thông tin thuê bao của người sử dụng dịch vụ viễn thông di động để bảo đảm trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hoạt động cần thiết, phải có sự tham gia, phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng sim điện thoại có thông tin đăng ký không đúng quy định để thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hóa, trái với thuần phong mỹ tục…

Cục Viễn thông mong nhận được sự hợp tác và cùng chung tay của các doanh nghiệp viễn thông di động cũng như khách hàng, người sử dụng dịch vụ.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/se-chuan-hoa-cac-thong-tin-thue-bao-di-dong-truoc-ngay-31-3-102230313134600915.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn do Phạm Thu Hương (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận

Bài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Đề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
​Nghịch lý thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một nghịch lý khá “thú vị” đang tồn tại: nhiều sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán qua các đội nhóm, hội nhóm, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm spa, bán trực tuyến… có giá rất cao, thế nhưng nhiều sản phẩm lại không minh bạch thông tin, quảng cáo quá sự thật, có dấu hiệu kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, thậm chí chứa chất cấm. Bài viết không nêu cụ thể những đơn vị, cá nhân, tổ chức, cũng như hình ảnh cụ thể về sản phẩm liên quan đến nghịch lý đang tồn tại trong nghành sản, xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bài viết cũng không so sánh cụ thể về giá cả, chất lượng của các thương hiệu mỹ phẩm với nhau, cũng như quy chụp ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước. Bài viết đưa ra góc nhìn khoa học, phản biện về những thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, một số "con sâu làm rầu nồi canh".

Xem chi tiết
Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản

Bài nghiên cứu "Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản" do Hồ Hoàng Thu Lê, Hồ Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Hoàng Thuận (Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3