Siết chặt quản lý kinh doanh, bán hàng đa cấp


(CHG) Mới đây, tại phiên họp Chuyên đề Pháp luật tháng 8/2022, khi thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã đưa ra nhiều ý kiến về việc cần có thêm quy định pháp luật chặt chẽ về kinh doanh, bán hàng đa cấp.

Phiên họp Chuyên đề Pháp luật tháng 08/2022, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Để hạn chế và phòng chống những bất ổn, biến tướng của hình thức kinh doanh, bán hàng đa cấp trở lại với người dân, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất tách hình thức bán hàng đa cấp ra khỏi bán hàng trực tiếp cũng như cần thêm quy định pháp luật chặt chẽ quản lý kinh doanh, bán hàng đa cấp.

Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung quy định về một số giao dịch đặc thù như giao dịch từ xa, cung cấp dịch vụ liên tục, bán hàng trực tiếp bao gồm các hình thức bán hàng tận cửa, bán hàng đa cấp và bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên.

Tuy nhiên, dự án đang tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy định phù hợp với nền kinh tế số, môi trường kinh doanh số để bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch điện tử. 

Có ý kiến tách hình thức bán hàng đa cấp ra khỏi bán hàng trực tiếp vì bán hàng đa cấp không phải là hình thức bán hàng trực tiếp. Hơn nữa, hình thức này đang ngày càng phát triển, tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.

Trưởng ban Công tác đại biểu, bà Nguyễn Thị Thanh cho rằng, các nội dung về các giao dịch đặc thù cần phải được quy định thêm ở Luật Thương mại. 

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nêu quan điểm: Để phòng chống những mặt trái, hệ lụy của hình thức kinh doanh, bán hàng đa cấp, trong dự án Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cũng cần có thêm quy định pháp luật chặt chẽ về kinh doanh, bán hàng đa cấp.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đức Hải, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, đề nghị Chính phủ rà soát kỹ các Chỉ thị, Nghị quyết liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến hình thức kinh doanh, bán hàng đa cấp cũng như các mô hình kinh doanh mới, kinh doanh nội dung số qua mạng Internet, các giao dịch đặc thù khác như giao dịch từ xa, cung cấp dịch vụ liên tục, bán hàng không phải là địa điểm giao dịch thường xuyên…

Chính phủ cũng cần rà soát kỹ các quy định áp dụng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các luật liên quan, đảm bảo rõ ràng, khả thi, bao quát, đồng bộ với các luật khác và phù hợp với hệ thống pháp luật cũng như các điều ước, thông lệ quốc tế…

Ông Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cần xem xét lại việc hoàn thiện dự án Luật trước khi trình Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến tại kỳ họp thứ 4 tới.

Còn lại: 1000 ký tự
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế

Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế do ThS. Trần Thảo Vy (Giảng viên Khoa Nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3