Sóc Trăng: Xây dựng “siêu cảng” Trần Đề, cơ hội cho Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh


(CHG) - Tháng 8/2023, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt phát triển Sóc Trăng định hướng trở thành cửa ngõ chính ra biển Đông của toàn khu vực, nhằm tạo bước đột phá lớn cho toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với trọng tâm là cảng biển ngoài khơi Trần Đề.
Cụ thể, ngày 25/8/2023 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Sóc Trăng được định hướng trở thành cửa ngõ chính ra biển Đông của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là trung tâm đầu mối của vùng về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, logistics với trọng tâm là cảng biển ngoài khơi Trần Đề. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030 sẽ hình thành cảng biển ngoài khơi Trần Đề.
Cảng Trần Đề
Cảng biển Trần Đề kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích to lớn cho toàn Khu vực ĐBSCL (Trong ảnh: phối cảnh Cảng biển Trần Đề)
Trên cơ sở đó, lãnh đạo Sóc Trăng đã nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu và lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về việc đầu tư xây dựng bến cảng Trần Đề thuộc cảng biển Sóc Trăng và mới đây, Báo cáo này đã chính thức được phía lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng chính thức thông qua (Báo cáo giữa kỳ).
Theo đó, quy mô cảng Trần Đề gồm Cầu cảng dài 5.300m, hệ thống kè/đê chắn sóng dài 9.800m, cầu vượt biển dài 17,8km… Đồng thời, có thêm hệ thống các hạ tầng kỹ thuật khác như: cấp điện, cấp nước, thoát nước, phòng cháy chữa cháy và các công trình phụ trợ… nhằm đảm bảo hoạt động khai thác cho toàn bộ khu cảng cho từng giai đoạn.
Ngoài ra, Khu dịch vụ hậu cần, logistics có tổng diện tích khoảng 4.000ha. Khu này cũng sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, như san lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, điện động lực, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc…
“Việc xây dựng bến cảng Trần Đề, sẽ thuận lợi cho việc phục vụ các hoạt động XNK hàng hóa của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và toàn khu vực ĐBSCL nói chung, khi giảm rất lớn chi phí và thời gian vận chuyển lên các cảng biển Đông Nam bộ. Điều này mở ra cơ hội rất lớn để toàn khu vực ĐBSCL cất cánh”. Phía lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cho hay.
Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Xuân Sang đánh giá cao những nỗ lực của Tỉnh Sóc Trăng đã nhanh chóng thực hiện nghiên cứu tiền khả thi cho bến cảng Trần Đề, góp phần rất lớn khi cùng Bộ GTVT thực hiện công tác quy hoạch tổng thể cảng biển quốc gia. Trong đó có quy hoạch vùng đất, vùng nước tỉnh Sóc Trăng.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, Bộ GTVT kỳ vọng Cảng Trần Đề sẽ là cửa ngõ quan trọng kết nối toàn bộ vùng cực nam Tổ quốc với tuyến hàng hải quốc tế, là cơ hội mở rộng cánh cửa giúp ĐBSCL đột phá vươn ra thế giới.
Do đó, tỉnh Sóc Trăng có thể dựa vào đề án này để xin cơ chế chính sách đặc thù cho việc đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển Trần Đề không chỉ cho tỉnh, mà còn cho cả vùng ĐBSCL.
vị trí cảng biển Trần Đề
Cảng biển Trần Đề sẽ là cửa ngõ quan trọng, kết nối toàn bộ vùng cực nam Tổ quốc với tuyến hàng hải quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cũng yêu cầu, tỉnh Sóc Trăng cần chú ý các đơn vị tư vấn trong việc nghiên cứu trình tự thủ tục trình cấp thẩm quyền phê duyệt đề án, để có cơ sở triển khai các nội dung tiếp theo. Đồng thời, tỉnh cũng cần kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đầu tư xây dựng bến cảng.
Được biết, Cảng biển Trần Đề có tổng mức đầu tư khoảng 200.000 tỷ đồng, được chia làm 6 giai đoạn đầu tư, bao gồm: giai đoạn khởi động từ -2028; Giai đoạn 1 từ 2029-2030; giai đoạn 2 từ 2031-2035; Giai đoạn 3 từ 2036-2040; Giai đoạn 4 từ 2041-2045 và giai đoạn hoàn thiện (giai đoạn 5) từ 2046-2050.
Khi hoàn thành, Cảng có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container 100.000DWT hoặc lớn hơn và tàu hàng rời 160.000DWT, công suất thiết kế từ 80-100 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, các đơn vị liên quan cũng yêu cầu cần nghiên cứu và có sự tính toán chi tiết khả năng hấp dẫn nguồn hàng về cảng Trần Đề. Đây là cơ sở quan trọng để quyết định về quy mô đầu tư ở giai đoạn khởi động cho hợp lý.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng biển Sóc Trăng được phân loại là cảng biển loại III, thuộc nhóm cảng biển số 5, quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt khi hình thành cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL tại Trần Đề.
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xác định một trong những nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải là kêu gọi đầu tư khu bến cảng Trần Đề, giai đoạn khởi động với nhu cầu vốn lên đến 50.000 tỷ đồng.
Còn lại: 1000 ký tự
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(CHG) Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.

Xem chi tiết
2
2
2
3