Sửa đổi Luật Dầu khí: Cần cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển dầu khí trong nước


(CHG) Chiều 14-4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.

Sửa luật để cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí

Trình bày tờ trình về dự án luật, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Qua thực tiễn đánh giá thi hành Luật Dầu khí được ban hành ngày 6-7- 1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000 và năm 2008, cho thấy, Luật Dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí trong những năm qua đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dầu khí trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn quản lý, thực trạng thi hành pháp luật và bối cảnh tình hình hiện nay, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) để thay thế Luật Dầu khí năm 1993, năm 2000, năm 2008 là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Sửa đổi Luật Dầu khí: Cần cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển dầu khí trong nước
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp và Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thông tin, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) gồm 9 Chương 56 điều; kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Dầu khí hiện hành, bảo đảm tính ổn định, liên tục của các hợp đồng dầu khí, Hiệp định đã ký kết; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.

Trong đó, đáng chú ý, dự thảo luật bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến hợp đồng dầu khí; quy định khung cho việc thực hiện dự án dầu khí theo chuỗi từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý; cũng như các chính sách về ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án dầu khí theo lô dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí...

Cần có quy định riêng về đấu thầu bảo đảm quốc phòng - an ninh, chủ quyền biển đảo quốc gia

Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu như Tờ trình của Chính phủ đã nêu; đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, quy định rõ về việc áp dụng Luật Dầu khí và Luật Xây dựng khi thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng dầu khí thượng nguồn cả trên đất liền và trên biển.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhất trí có quy định riêng tại Luật Dầu khí về đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí (nhà đầu tư dầu khí) với những đặc thù trong lựa chọn nhà đầu tư và đặc thù liên quan đến tài nguyên, quốc phòng - an ninh, chủ quyền biển đảo quốc gia.

Sửa đổi Luật Dầu khí: Cần cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển dầu khí trong nước
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) là hết sức cần thiết.

Thảo luận về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), các đại biểu nhấn mạnh đến tính đặc thù của hoạt động dầu khí và cho rằng, cần quy định đầy đủ, cụ thể chi tiết những nội dung đặc thù trong lĩnh vực dầu khí bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành, khắc phục triệt để những vướng mắc hiện nay.

Các đại biểu cũng đề xuất dự thảo luật nên có chương riêng về việc lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng để bảo đảm quá trình lựa chọn nhà đầu tư được xác đáng, đáp ứng yêu cầu, tránh những rủi ro không đáng có.

Trên cơ sở quan điểm sửa đổi luật, cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung, thiết kế các điều khoản cho chặt chẽ hơn, bảo đảm sự minh bạch rõ ràng trong quy trình, thủ tục triển khai các hoạt động dầu khí, qua đó góp phần thúc đẩy công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, pháp luật như chủ trương của Đảng đã đề ra.

 Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về định hướng phát triển của ngành dầu khí

Kết luận nội dung phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) của Chính phủ, hồ sơ dự án Luật đã đầy đủ theo quy định, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng đã tập trung bao quát các vấn đề của dự án Luật, cần khẩn trương tiếp tục nghiên cứu để đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra và ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo hướng tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về định hướng phát triển của ngành dầu khí; quy định rõ về hoạt động dầu khí, tăng cường phân công, phân cấp quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực dầu khí.

Đồng thời, xây dựng cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển dầu khí trong nước tại các vùng sâu, vùng xa bờ, các vùng tiềm năng; tạo điều kiện để khai thác các dạng năng lượng mới trên lĩnh vực dầu khí...


Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3