Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ ​quyền lợi người tiêu dùng ASEAN


(CHG) Vừa qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã đại diện Việt Nam tham dự Cuộc họp lần thứ 24 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN được tổ chức từ 17-19/5 theo hình thức trực tuyến.

Tham dự cuộc họp có đại diện cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của 10 quốc gia thành viên ASEAN, đại diện Ban Thư ký ASEAN, đại diện của các cơ quan, tổ chức quốc tế như: Tổ chức Hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ), Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Úc (ACCC), Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ (USFTC) và các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới.

Mở đầu chương trình, Malaysia đã chuyển giao vai trò Chủ tịch của ACCP năm 2022 (cơ chế luân phiên) cho Myanmar với sự chứng kiến của đại diện các quốc gia thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN.

Đại diện của Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến đối với các hoạt động chung của ASEAN và cập nhật cho Cuộc họp một số thông tin liên quan đến tiến trình thực hiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Đại diện của Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến đối với các hoạt động chung của ASEAN và cập nhật cho Cuộc họp một số thông tin liên quan đến tiến trình thực hiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Ngay sau đó, Chủ tịch của ACCP năm 2022 - bà Moe Moe Thwe, thành viên Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng kiêm Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Thương mại Myanmar đã có bài phát biểu khai mạc và bày tỏ vui mừng khi công tác bảo vệ người tiêu dùng trong khu vực ASEAN ngày càng phát triển và được chú trọng hơn, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Tại cuộc họp, đại diện các nước thành viên cũng lần lượt cập nhật công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại nước mình bao gồm việc xây dựng, thực thi và tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các chiến lược đặc biệt ứng phó với đại dịch Covid-19. Đại diện cho Việt Nam, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã cập nhật một số nội dung đáng chú ý và tiến trình xây dựng của Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Tại các phiên làm việc, Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên đã cùng nhau thảo luận về tiến độ thực hiện các hoạt động chính của Kế hoạch hành động chiến lược bảo vệ người tiêu dùng ASEAN 2025 (ASAPCP). Đối với mục tiêu của năm 2021, ACCP đã hoàn thành việc xây dựng: Các công cụ học tập từ xa và tương tác trực tuyến cho người tiêu dùng ASEAN; Hướng dẫn của ASEAN về giải quyết tranh chấp người tiêu dùng trực tuyến (ODR) và Hướng dẫn của ASEAN về các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra, hướng tới các mục tiêu chính của năm 2022, ACCP chú trọng việc xây dựng: Hướng dẫn của ASEAN về đánh giá tác động của người tiêu dùng; Hướng dẫn của ASEAN về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử và Hướng dẫn của ASEAN về tiêu dùng bền vững.

Cũng trong chương trình làm việc, các nước thành viên ASEAN và đại diện Ban Dự án thuộc Chương trình Phát triển các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng (CAP) trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do khu vực ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA) đã có cuộc họp lần thứ ba. Theo đó, triển khai các hoạt động trong giai đoạn II, CAP dự kiến sẽ hỗ trợ ACCP các hoạt động trong 4 nhóm lĩnh vực bao gồm: Nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trang bị kiến thức, kỹ năng và sự tự tin cho người tiêu dùng trong thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước những sản phẩm nguy hiểm.

Nội dung các cuộc họp liên quan khác bao gồm: Cuộc họp Ban chỉ đạo dự án (PSC) lần thứ 7 thuộc Dự án hợp tác ASEAN - Đức trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng với sự góp mặt của các đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ). Cuộc họp PSC lần thứ 7 tập trung thảo luận những nội dung chính về công tác tổ chức Hội nghị bảo vệ người tiêu dùng ASEAN lần thứ 3 (ASEAN Consumer Protection Conference) và phát triển hoạt động tuyên truyền qua các nền tảng trực tuyến nhằm thúc đẩy quyền tự quyết của người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Tiếp đó, cuộc họp trực tuyến lần thứ 24 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN và một số cuộc họp liên quan khác đã diễn ra thành công. Với tư cách là một thành viên của ACCP, đại diện của Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến đối với các hoạt động chung của ASEAN và chủ động cập nhật cho cuộc họp một số thông tin liên quan đến tiến trình thực hiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3