(CHG) Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát đường mía nhập khẩu, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng đường nhập lậu, gian lận thương mại hoặc lợi dụng các quy định về xuất xứ để trốn thuế, tính thuế không đúng quy định.
Cùng với đó, Tổng cục cũng lưu ý cục hải quan các tỉnh, thành phố trong quá trình làm thủ tục với các lô hàng đường nhập khẩu áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan.
![]() |
Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát đường mía nhập khẩu |
Cụ thể, khi nhập khẩu mặt hàng này, người khai hải quan phải đáp ứng những điều kiện như: Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc văn bản thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường do Bộ Công Thương cấp; có số lượng nhập khẩu nằm trong số lượng ghi trên Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc ghi trong thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo tổng lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố.
Nếu trường hợp đường nhập khẩu đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và có chứng từ chứng nhận xuất xứ phù hợp với quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) vừa có dự thảo kết luận cuối cùng vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía thuộc các mã HS 1701.1300, 1701.1400, 1701.9100, 1701.9910, 1701.9990 và 1702.9091 nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.
Do đó, cơ quan điều tra xác định việc sử dụng nguyên liệu đường từ Thái Lan để sản xuất và xuất khẩu hàng hóa bị cáo buộc sang Việt Nam của các doanh nghiệp từ các nước bị điều tra là hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đang áp dụng với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam có 9/38 nhà máy đường phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh được với các đơn vị sản xuất khác. Do vậy, nhiều chuyên gia dự báo ngành đường có nguy cơ phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. |
(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.
Xem chi tiếtBài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtCHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.
Xem chi tiếtCHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Xem chi tiếtCHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền
Xem chi tiết