Tăng cường kiến thức về xuất xứ hàng hóa


(CHG) Ngày 13/6, Tổng cục Hải quan tổ chức hội thảo về chủ đề “Chuyển đổi cơ bản” nhằm mục đích tăng cường kiến thức chuyên môn cho các cán bộ của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan đang công tác trong lĩnh vực liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Hội thảo nằm trong kế hoạch hợp tác tăng cường năng lực giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Hoa Kỳ.
Tham dự hội thảo có ông Edward Thurmond, Tùy viên hải quan, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ tại Băng Cốc, Thái Lan; bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Hải quan; đại diện cán bộ Cục Xuất nhập khẩu và Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương); đại diện các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H. Nụ

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ đóng vai trò quan trọng và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi thương mại, thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ, thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá.
Trong những năm qua, bối cảnh thế giới ngày càng phát triển và thay đổi nhanh chóng cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ đã góp phần thay đổi các phương thức sản xuất hàng hóa truyền thống. Theo đó quá trình phát triển và sản xuất các hàng hóa cụ thể có thể sẽ có sự tham gia của nhiều quốc gia, dẫn đến mức độ tinh vi, phức tạp của hàng hóa cũng ngày càng gia tăng. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho các cơ quan quản lý trong việc nhận diện được đầy đủ các yếu tố có liên quan để xác định đúng xuất xứ của một sản phẩm nhằm phục cho công tác quản lý hiệu quả, trong đó bao gồm công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa để chuyển tải bất hợp pháp nhằm lần tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, nằm trong các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ, vấn đề chuyển đổi cơ bản là một vấn đề phổ biến và phức tạp vì việc xác định nguồn gốc không đơn giản khi các bộ phận, phụ tùng của sản phẩm được sản xuất tại nhiều quốc gia. Chính vì vậy, Hải quan Việt Nam và Hải quan Hoa Kỳ đã thống nhất tổ chức hội thảo về chủ đề “chuyển đổi cơ bản” nhằm mục đích tăng cường kiến thức chuyên môn cho các cán bộ của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan đang công tác trong lĩnh vực liên quan đến xuất xứ hàng hóa thông qua các chia sẻ về kinh thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia của Hải quan Hoa Kỳ, để từ đó có thể áp dụng phù hợp trong công tác chuyên môn tại đơn vị mình.
Cùng quan điểm này, ông Edward Thurmond nhấn mạnh, hội thảo này là một trong những hoạt động tiếp theo chuỗi hỗ trợ, hợp tác và xây dựng năng lực mà Hải quan Hoa Kỳ dành cho các đồng nghiệp Hải quan Việt Nam.
Theo đó, ông Edward Thurmond cho rằng: “Chúng ta có nhiều phiên thảo luận trao đổi kiến thức để cùng nhau hiểu rõ hơn xuất xứ hàng hóa để phục vụ lợi ích của chính chúng ta. Như chúng ta đã biết, hiện nay, Việt Nam đã và đang trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa hàng đầu thế giới và là 1 trong 7 đối tác hàng đầu của Hoa Kỳ và tên tuổi hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế đang dần được khẳng định. Kết quả này đạt được trong thời gian khá ngắn, do đó, chúng ta cùng nhau bảo vệ thương hiệu hàng hóa cho Việt Nam, đảm bảo không có quốc gia nào lợi dụng tên tuổi, uy tín của hàng hóa Việt Nam đã gây dựng trong nhiều năm qua”.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga tin tưởng với các nội dung chia sẻ tại hội thảo từ các chuyên gia Hải quan Hoa Kỳ cũng như các trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các công chức của Bộ Công Thương và Hải quan Việt Nam sẽ có những đóng góp hữu ích và thiết thực trong công tác nghiệp vụ của mỗi cá nhân tham dự hội thảo.
Thay mặt Hải quan Việt Nam, bà Nguyễn Thị Việt Nga trân trọng cảm ơn những đóng góp và sự hợp tác chặt chẽ mà Hải quan Hoa Kỳ đã dành cho phía Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, tăng cường năng lực cho các cán bộ của Hải quan Việt Nam nói riêng cũng như một số cơ quan quản lý khác của Việt Nam nói chung.
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế

Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế do ThS. Trần Thảo Vy (Giảng viên Khoa Nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán

Bài báo nghiên cứu "Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán" do ThS. Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3