Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ với những khó khăn của DNNVV - Ảnh: VGP/HT
Nhiều chính sách hỗ trợ, DNNVV vẫn gặp khó
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khẳng định, thời gian vừa qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV. NHNN đã rất tích cực chỉ đạo, điều tiết tiền tệ, kêu gọi sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng (TCTD) để quyết định giảm lãi suất điều hành nhằm hạ mặt bằng lãi suất.
"Tuy nhiên, nhiệm vụ của NHNN không chỉ kiềm chế lạm phát, điều hành để giảm mặt bằng lãi suất, mà còn phải ổn định thị trường ngoại hối, bảo đảm an toàn thanh khoản cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài", Thống đốc nói.
Người đứng đầu ngành ngân hàng chia sẻ với những khó khăn của DNNVV, trong đó, không ít DNNVV có năng lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản bảo đảm, hơn nữa, nhiều doanh nghiệp thiếu vị thế, uy tín trên thị trường về sản phẩm, thương hiệu nên việc tiếp cận vốn gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo NHNN đề nghị các ngân hàng, doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần trao đổi để đưa ra các giải pháp đồng bộ.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV kiến nghị "nới" các điều kiện cho vay DNNVV, làm sao thông thoáng hơn. Thực tế đã có nhiều chương trình giãn nợ, hỗ trợ lãi suất… tuy nhiên, với tỷ lệ 60% doanh nghiệp siêu nhỏ, khoảng 2 - 3% doanh nghiệp vừa sẽ rất khó tiếp cận vốn với các điều kiện như hiện nay.
"Nếu không có giải pháp đồng bộ từ trên xuống, các ngân hàng không thể đột phá được, bị bó về mặt cơ chế thì ngân hàng muốn đẩy mạnh cho vay DNNVV cũng không đơn giản", ông Nguyễn Văn Thân nói.
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên thì cho rằng, khá nhiều doanh nghiệp muốn được giãn nợ, hoãn nợ, nếu các ngân hàng siết nợ có thể dẫn đến phá sản. Có không ít DNNVV sức cạnh tranh thấp hiện nay không dám vay mở rộng sản xuất kinh doanh.
Dưới góc độ tổ chức tín dụng (TCTD), Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Quang Hùng bày tỏ, ngân hàng xác định DNNVV là phân khúc khách hàng chính thể hiện vai trò vị thế Agribank với hơn 20.000 khách là DNNVV quy mô trên vay vốn trên 350.000 tỷ đồng.
Lãnh đạo Agribank chia sẻ một giải pháp của ngân hàng, là chính sách tín dụng đi theo hướng liên kết doanh nghiệp quản lý đầu vào nhóm này đầu ra nhóm kia, mục tiêu quản lý dòng tiền khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tăng cường khả năng đánh giá nhận biết phương án kinh doanh của doanh nghiệp thay vì chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, quan tâm dòng tiền.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV phát biểu - Ảnh: VGP/HT
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú ghi nhận các đóng góp của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và khẳng định sẽ tổng hợp thành các nhóm kiến nghị đề xuất lớn.
Các vấn đề chính doanh nghiệp kỳ vọng là: Tiếp tục hạ lãi suất tạo điều kiện cho các DNNVV, trong đó cả lãi suất ngoại tệ, lãi suất vay tiêu dùng. Các doanh nghiệp kỳ vọng được hoãn, giãn khoản nợ như giai đoạn dịch Covid-19; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm các khoản phí, vướng mắc về vấn đề tài sản đảm bảo, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Tiếp tục rà soát, thông qua Luật hỗ trợ DNNVV, cùng các nghị định, thông tư liên quan hướng dẫn việc quỹ hỗ trợ, bảo lãnh, tăng cường nguồn lực tài chính, năng lực quản trị cho DNNVV.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú: Về điều hành lãi suất, nếu điều kiện thuận lợi từ nay đến cuối năm NHNN sẽ tiếp tục có động thái tích cực, phù hợp các điều kiện đặt ra - Ảnh: VGP/HT
Phó Thống đốc đánh giá cao sự vào cuộc của các TCTD, trong đó Agribank luôn có tỉ trọng cao nhất, cho vay nhiều món nhỏ lẻ, tạo điều kiện cho DNNVV.
Về định hướng thời gian tới, Phó Thống đốc khẳng định NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt, chủ động, vừa ổn định kinh tế vĩ mô. Trong năm nay tiếp tục duy trì chính sách lãi suất hợp lý, ổn định.
NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DNNVV tiếp cận vốn; khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng .
Triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động tín dụng, các chương trình tín dụng đối với đối tượng ưu tiên, tín dụng chính sách trong đó có đối tượng thụ hưởng là DNNVV; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong việc kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong cho vay các đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách trên toàn quốc...
Với các TCTD, lãnh đạo NHNN đề nghị cần tiếp tục tập trung vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV tháo gỡ khó khăn. Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật.
UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với ngành ngân hàng triển khai Chương trình kết nối-ngân hàng và doanh nghiệp để nắm bắt và xử lý kịp thời các khó khăn của DNNVV.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/tang-kha-nang-tiep-can-von-tin-dung-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-102230315205916743.htm
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết