Nhiều nội hàm của nền nông nghiệp xanh đã được làm rõ tại toạ đàm khoa học: “Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay: Những vấn đề đặt ra” do Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức ngày 16/11/2021.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Lê Minh Hoan - Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ về những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xanh thích ứng với bối cảnh mới. Để phát triển nền nông nghiệp xanh thì Việt Nam cần chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”; chuyển từ theo đuổi giá trị gia tăng sang vừa tạo ra giá trị gia tăng, vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã hội, chi phí môi trường.
Đặc biệt theo người đứng đầu ngành Nông nghiệp, cần mạnh dạn chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao” sang “nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”; chuyển từ “chuỗi liên kết cung ứng nông sản” sang “chuỗi liên kết giá trị ngành hàng”; chuyển từ “phát triển đơn ngành” sang mục tiêu “phát triển tích hợp liên ngành”, từ mục tiêu “đơn giá trị” sang mục tiêu “tích hợp đa giá trị”.
Bộ trưởng Hoan cũng chia sẻ, ngay giữa đợt dịch Covid-19, những dàn xe chở nông sản xuất hiện trên phố Hà Nội với biển hiệu "giải cứu nông sản" khiến ông rất trăn trở. Đích thân ông đã trao đổi với một số địa phương cùng các cơ quan truyền thông không dùng khái niệm "giải cứu" mà thay vào đó chuyển sang các slogan mà Bộ trưởng là tác giả như "Nâng niu giá trị nông sản Việt", "Kết nối nông sản - san sẻ yêu thương - vượt qua đại dịch".
“Cần củng cố niềm tin xã hội đối với nông sản Việt Nam nói riêng và sản phẩm kinh tế Việt Nam nói chung. Niềm tin xã hội cũng chính là nguồn vốn rất quý của chúng ta”- ông Lê Minh Hoan nói.
Bên cạnh đó, ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh cần chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp để hình thành hệ sinh thái kinh tế nông thôn; gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ bằng các mô hình “cụm liên kết ngành trong nông nghiệp”, du lịch nông nghiệp nông thôn; khởi tạo chuyển đổi số một cách phù hợp trong nông nghiệp, nông dân; quản lý bài bản, khoa học các khâu canh tác, sản xuất, thu hoạch, phân phối.
Phân tích sâu khía cạnh phát triển chuỗi cung ứng xanh của một nền nông nghiệp xanh ở Việt Nam qua nghiên cứu ngành hàng thuỷ sản xuất khẩu ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế (ĐH Kinh tế quốc dân) cho biết, quá trình xanh hoá diễn ra thiếu đồng bộ trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy áp lực từ cộng động và định hướng môi trường của doanh nghiệp có tác động nhiều nhất đến việc thực hành chuỗi cung ứng xanh.
“Để quá trình xanh hoá nông nghiệp ở Việt Nam cũng như xanh hoá chuỗi cung ứng hang nông sản được diễn ra mạnh mẽ, cần có sự vào cuộc của cả Chính phủ, các hiệp hội, địa phương và doanh nghiệp chứ đây không phải việc riêng của doanh nghiệp”- nhóm nghiên cứu khuyến cáo.
Tại toạ đàm, ý kiến một số chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh phát triển mới, ngành nông nghiệp cần tái cơ cấu theo hướng khai thác tiềm năng và lợi thế; trong đó, tập trung kết nối chuỗi cung ứng nông sản trong nước và quốc tế; xây dựng thương hiệu nông sản và định vị giá trị của nông sản Việt trên thị trường nông sản thế giới. Hình thành và xây dựng các khu nông sản đặc thù, chuỗi hoa quả đặc sắc, kết hợp các lợi thế để tạo vị thế mới cho nông nghiệp.
Đặc biệt theo ý kiến của TS Nguyễn Quang Dũng, Trưởng Bộ môn Truyền thông (Đại học Kinh tế quốc dân), Việt Nam cần chủ động có chiến lược truyền thông cho nông sản nội địa với các giá trị: minh bạch – trách nhiệm – bền vững. Bởi theo ông Dũng, trong bối cảnh mới, các thương hiệu trong đó có thương hiệu nông sản nay đã được kết nối với các giá trị khác biệt thay cho việc thương hiệu chỉ kết nối với một giá trị nhất định.
Nguồn: Báo Công Thương
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết