Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật đội ngũ luật sư khu vực phía Nam


(CHG) - Hôm 1/4, nhằm góp phần hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc) tổ chức lớp “Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật cho luật sư, tư vấn viên pháp luật” trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU JULE).
Chủ trì sự kiện do Bà Đặng Kim Hoa - Phó cục Bổ trợ tư pháp; Ls.Đặng thị Ngọc Hạnh – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế; Ls.Trần Văn An – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang, UV BTV Liên Đoàn Luật sư Việt Nam và gần 100 luật sư, cùng nhiều tư vấn viên tham dự.
bà Đặng Kim Hoa
Bà Đặng Kim Hoa - Phó Cục tư pháp cho biết "Các hành vi bạo hành ít nhiều đều tác động xấu lên mọi mặt đời sống" (Ảnh: Bảo Lan)
Phát biểu khai mạc, bà Đặng Kim Hoa cho biết, bạo lực và mua bán người là vấn nạn xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nạn nhân thường là những người yếu thế, đa số là phụ nữ và trẻ em. Do vậy, hiện nay đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nước cũng như một số Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng đã được ban hành, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng này.
Tại Việt Nam, nhiều hoạt động về tư vấn pháp luật đã được triển khai, như tổ chức nhiều chương trình tập huấn về tư vấn pháp luật hay cách phòng ngừa bạo lực dành cho các đối tượng phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, các hành vi bạo hành ít nhiều đều tác động tiêu cực lên mọi mặt đời sống và đã trở thành mối quan tâm của nhiều ban ngành, cũng như các tổ chức xã hội.
Do đó, tổ chức lớp tập huấn này là một hoạt động vô cùng có ý nghĩa, một lần nữa chứng minh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhất là cơ quan tư pháp đối với các hành vi bạo hành, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ. Thông qua chương trình, tôi hy vọng sẽ giúp cho đội ngũ luật sư và các tư vấn viên có thêm những kiến thức cần thiết và đủ, để góp phần ngăn chặn và làm giảm bớt tình trạng bạo lực tại nơi mình sống, nơi mình làm việc và ngoài cộng đồng. Bà Đặng Kim Hoa nhấn mạnh.
Ls. Hanh
Theo Ls. Đặng Thị Ngọc Hạnh, "Việc nâng cao kỹ năng nhận biết về bạo lực và dẫn đến bạo lực là vô cùng quan trọng" (Ảnh: Bảo Lan) 
Lớp tập huấn được tổ chức theo phương pháp “lấy người học làm trung tâm”, nên các luật sư đã được nghe Ls.Đặng Thị Ngọc Hạnh và Trần Văn An chia sẻ nhiều về các vấn đề liên quan đến bạo lực giới, như bình đẳng giới; kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình; kiến thức phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và trợ giúp các nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới; Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với bạo lực ….
Đặc biệt, các luật sư, tư vấn viên pháp luật còn được trao đổi, thảo luận, thực hành xử lý, giải quyết một số tình huống vụ việc bạo lực gia đình thường gặp ở cộng đồng; thực hành kỹ năng tìm hiểu các thông tin về đối tượng và vụ việc; quá trình tư vấn pháp luật theo từng vụ việc đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục, bài bản và khoa học…
Theo Ls. Đặng Thị Ngọc Hạnh, bên cạnh việc nâng cao kỹ năng nhận biết của cá nhân, gia đình và cộng đồng về bạo lực và hành vi dẫn đến bạo lực là vô cùng quan trọng. Thì các hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực, cùng với việc xây dựng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương lồng ghép các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ an ninh Tổ quốc, lồng ghép các hoạt động của ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội là hết sức cần thiết.
Đồng thời, Ls.Trần Văn An còn chỉ ra, để giảm thiểu các tình trạng bạo lực, thì công tác tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức đoàn thể với luật sư, tư vấn viên pháp luật là hết sức cần thiết, để kịp thời phát hiện, giới thiệu, thông tin về nhu cầu trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và lao động di cư thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Thảo luận
Các tình huống đưa ra đều được thảo luận sôi nổi và có chiều sâu, giúp cho học viên dễ dàng nắm bắt vấn đề nhanh chóng (Ảnh: Bảo Lan)
Cả hai diễn giả cũng cho rằng, khá nhiều trường hợp bị bạo lực nhưng họ đã không sẵn sàng khai báo hay hợp tác vì tâm lý sợ. Do vậy, các diễn ra cũng đã đưa ra những ví dụ cụ thể để các luật sư nhận biết các dấu hiệu của hành vi bạo lực, cách xử lý, tư vấn và tiếp xúc với các đối tượng bị bạo lực. Đồng thời, đề nghị các luật sư hãy cùng nhau thảo luận và đưa ra những giải pháp cụ thể với nhiều góc nhìn và cách xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
Là một trong những luật sư trong khóa tập huấn lần này, Ls.Hồ Minh Sơn - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) 
đã thẳng thắn cho biết, hành vi bạo lực đến từ rất nhiều các góc độ khác nhau, nên  anh cũng gặp không ít khó khăn trong việc hỗ trợ pháp lý.
Cũng theo Ls.Hồ Minh Sơn, được tham gia lớp tập huấn lần này là một may mắn. Vì thông qua các tình huống cụ thể mà giáo viên đưa ra, chúng tôi đã trang bị cho mình thêm những kiến thức cần thiết trong hoạt động tư vấn, cũng như cách nhận biết các đối tượng bị bạo hành thông qua những hành vi tiếp xúc.
Đồng thời, muốn giảm thiểu  đến mức thấp nhất vấn nạn bạo hành, nhất là với trẻ em và phụ nữ thì công tác tuyên truyền đối với mỗi cá nhân trong xã hội là cần thiết. Từ đó, góp phần làm tốt hơn công tác bảo vệ phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh. Ls.Hồ Minh Sơn cho hay.
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3