Thành lập Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án quan trọng quốc gia về năng lượng


Bộ Công Thương vừa có Quyết định thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Theo đó, Văn phòng Ban chỉ đạo thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Ban chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng; làm đầu mối tổng hợp, phối hợp công việc giữa các thành viên Ban chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương liên quan. Cùng với đó là giúp Ban chỉ đạo trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, điều hòa, phối hợp và đôn đốc việc thực hiện các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án ngành năng lượng có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:

- Là đầu mối tổng hợp, phối hợp công việc giữa các thành viên Ban chỉ đạo.

- Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng và đề xuất điều chỉnh danh mục hàng năm (nếu cần thiết). Tổng hợp các báo cáo và đề xuất giải pháp về các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, công trình, dự án trong danh mục các chương trình, công trình dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Thành lập Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án quan trọng quốc gia về năng lượng
Điện khí LNG là một trong những dự án trọng điểm (Ảnh minh hoạ)

- Theo dõi, đôn đốc, nắm tình hình tiến độ thực hiện công việc, phát hiện những vấn đề vướng mắc của các chương trình, công trình, dự án trong danh mục để báo cáo và đề xuất các giải pháp để Ban chỉ đạo xem xét, chỉ đạo. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện các chỉ đạo của Ban chỉ đạo.

- Tham mưu, giúp việc Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng ban Thường trực và Thứ trưởng Bộ Công Thương, Ủy viên Thường trực trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng ban Thường trực và Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo.

- Thừa lệnh Trưởng ban, Phó trưởng ban Thường trực để liên hệ, phối hợp công việc với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các chương trình, công trình, dự án trong danh mục.

- Phối hợp với Tổ Thư ký giúp việc Ban chỉ đạo, các bộ, ngành, tập đoàn, địa phương liên quan, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu và các vấn đề đưa ra thảo luận tại các cuộc họp của Ban chỉ đạo và dự thảo kết luận các cuộc họp của Ban chỉ đạo.

- Lập kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo; lập báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện các chương trình, công trình, dự án trong danh mục, trình Ban chỉ đạo.

- Được trực tiếp làm việc với các tập đoàn, chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, nhà thầu và được đề nghị các tập đoàn, chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, nhà thầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các chương trình, công trình, dự án, làm căn cứ báo cáo Ban chỉ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo và phải sử dụng, lưu trữ thông tin, tài liệu được cung cấp theo đúng quy định.

- Lập dự toán chi chí cho hoạt động của Ban chỉ đạo, Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án ngành năng lượng để tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.

- Quản lý, lưu trữ đầy đủ các hồ sơ, tài liệu của Ban chỉ đạo và Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án ngành năng lượng theo đúng quy định.

Thành lập Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án quan trọng quốc gia về năng lượng
Thi công móng vị trí 20 đường dây 500kV NMNĐ Nam Định 1- Thanh Hóa (Ảnh: Thu Hường)

- Lập kế hoạch để Thường trực Ban chỉ đạo đi kiểm tra, làm việc tại các địa phương, công trường, hoặc xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc tại địa phương, công trường, báo cáo Thường trực Ban chỉ đạo xem xét. Giao Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án ngành năng lượng tổ chức khảo sát thực tế, làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổng hợp các vấn đề phát sinh, đề xuất kiến nghị, báo cáo Trưởng ban và Thường trực Ban chỉ đạo xem xét, chỉ đạo.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chỉ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo và lãnh đạo Bộ Công Thương phân công.

Theo Quyết định này, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án ngành năng lượng được thừa lệnh Phó trưởng ban thường trực giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Phó trưởng ban thường trực khi được ủy quyền và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền.

Nội dung chi tiết xem tại đây!

 

Nguồn: Báo Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3