Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng tại Hà Nội


(CHG) (Xây dựng) – Thanh tra Chính phủ đã thông báo Kết luận Thanh tra số 1183/TB-TTCP về việc thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay, việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Thành phố Hà Nội giai đoạn 2003 - 2016.
thanh tra chinh phu phat hien nhieu sai pham trong dau tu xay dung tai ha noi
Nhiều dự án được điều chỉnh về tầng cao, dẫn đến quá tải hạ tầng, gây hậu quả tiêu cực cho xã hội.

Qua thanh tra phát hiện ra nhiều sai phạm, trong nhiều lĩnh vực như: Sai phạm trong công tác đầu tư và xây dựng đối với một số dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh; sai phạm trong việc triển khai thực hiện công tác di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; sai phạm trong công tác thực hiện xây dựng theo quy hoạch đô thị; sai phạm trong việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án… và nhiều sai phạm khác.

Đặc biệt sai phạm bắt đầu từ công tác quy hoạch xây dựng, không những gây bức xúc cho xã hội trong nhiều năm qua; mà còn gây thiệt hại về mặt kinh tế - xã hội, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị…

Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo Kết luận Thanh tra, qua kiểm tra 38 dự án, hầu hết đã triển khai theo quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ căn cứ vào Quy hoạch chi tiết xây dựng các quận, huyện tỷ lệ 1/2.000 theo Quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều sai phạm, trong quá trình thực hiện được điều chỉnh cục bộ nhiều lần; có 20/38 dự án vi phạm quy hoạch xây dựng; vi phạm về quản lý đầu tư xây dựng.

Trong đó, 5 dự án chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 không phù hợp với Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 đã được duyệt (số tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng hầm, tầng kỹ thuật, nâng chiều cao tòa nhà). Chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng phương án kiến trúc làm cơ sở cấp phép xây dựng cho chủ đầu tư. 11 dự án xây dựng công trình tầng hầm vượt chỉ giới xây dựng, có dự án vượt chỉ giới đường đỏ; một số dự án điều chỉnh không phù hợp với quy hoạch phân khu, làm giảm diện tích cây xanh và các công trình hạ tầng xã hội, tăng mật độ xây dựng,…

Sai phạm này của UBND Thành phố Hà Nội kéo dài nhiều năm, đã được các cơ quan thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý Nhà nước chỉ rõ, yêu cầu khắc phục nhưng UBND Thành phố Hà Nội không chỉ đạo hoặc không kiểm điểm trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành thành phố về quy hoạch kiến trúc, dẫn đến tình trạng này kéo dài và tiếp tục gây bức xúc cho xã hội.

Việc lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là rất chậm, ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư của Thành phố, dẫn đến việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của một số dự án không tuân thủ theo Quy hoạch chung, phá vỡ quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng khi phê duyệt quy hoạch phân khu 1/2.000 đã có tình trạng một số quy hoạch phân khu được hợp thức hóa sai phạm trong quá trình phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 nêu trên.

Do thời gian có hạn, vì vậy Thanh tra Chính phủ mới chỉ thanh tra một số dự án nhưng tỷ lệ sai phạm về quy hoạch là rất cao. Nếu thanh tra toàn diện thì việc phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 sẽ có nhiều vấn đề sai phạm so với Quy hoạch chung Thành phố mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mặt khác, trong khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung Thành phố Hà Nội, nhưng Thành phố Hà Nội lại triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên các địa bàn huyện thuộc Thành phố, nhiều quy hoạch nông thôn mới do cấp huyện phê duyệt không phù hợp với quy hoạch chung của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch phân khu do UBND Thành phố phê duyệt; đặc biệt là các công trình hạ tầng xã hội như trường học, chợ,… dẫn đến khiếu kiện phức tạp của người dân.

Luật Xây dựng năm 2003 cũng như Luật Quy hoạch đô thị năm 2014 đã quy định điều kiện điều chỉnh quy hoạch, trong đó, quy định rõ trình tự, thủ tục phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch điều chỉnh. Trong việc điều chỉnh quy hoạch có cả việc điều chỉnh quy hoạch 1 lô đất. Nhưng hầu hết các điều chỉnh quy hoạch của UBND Thành phố Hà Nội không tuân thủ theo quy định pháp luật mà thực hiện theo kiểu riêng. Thông thường để điều chỉnh 1 quy hoạch 1/500 lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội thường giao cho Văn phòng UBND Thành phố ra thông báo chấp thuận việc điều chỉnh đồng thời giao cho Sở Kiến trúc - Quy hoạch xác nhận bản vẽ quy hoạch điều chỉnh. Trong điều chỉnh, đa phần là điều chỉnh tầng cao nhưng không có thuyết minh về việc điều chỉnh dân số, việc thay đổi hệ thống các công trình kỹ thuật, các công trình hạ tầng xã hội. Vì vậy, hầu hết các dự án được điều chỉnh về tầng cao dẫn đến quá tải về giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống trường học, y tế; dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực xã hội.

Cũng cần nói thêm, cơ sở để cấp giấy phép xây dựng là chủ yếu căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vì vậy việc cấp phép xây dựng dựa trên căn cứ điều chỉnh quy hoạch không đúng về pháp luật. Vì vậy, Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc cấp giấy phép là không đúng pháp luật là có cơ sở. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép phải tuân theo quy hoạch mà Sở Kiến trúc - Quy hoạch xác nhận bản vẽ do UBND Thành phố phân, giao.

Trong quá trình thực hiện Quy hoạch chung của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, đã có nhiều bất cập so với sự phát triển của Thành phố, đặc biệt là những khu vực quy định là cây xanh trong quy hoạch. Trong quá trình lập quy hoạch, nhiều điểm dân cư làng xóm đã hình thành lâu đời 2 bên bờ sông Nhuệ, 2 bên bờ sông Hồng (khu vực đi qua Thành phố) nhưng hầu hết những điểm dân cư làng xóm này được tô màu là khu vực quy hoạch cây xanh. Vì vậy, nhiều nhà dân, trong đó có cả công trình đình chùa, miếu tồn tại lâu đời, xuống cấp nhưng không được sửa chữa, xây dựng vì không phù hợp với quy hoạch. Vì vậy, những vấn đề này cần phải được nghiên cứu điều chỉnh trong quy hoạch chung.

Mặt khác, Thành phố đã có chủ trương quy hoạch xây dựng 2 bên bờ sông Hồng thì việc điều chỉnh quy hoạch chung là cần thiết và bức bách để phù hợp với tình hình thực tế, với việc điều tiết lũ của sông Hồng hiện nay.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin những vấn đề theo nội dung tại thông báo Kết luận Thanh tra số 1183/TB-TTCP trong bài báo tiếp theo.

Nguồn: Báo Xây Dựng

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3