(CHG)Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương vừa cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng đối đối với chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép tấm không gỉ đến ngày 6/9/2022.
Đây là lần thứ tư Hoa Kỳ thông báo gia hạn thời gian điều tra.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp xuất khẩu trong vụ việc này, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến của vụ việc; chủ động hợp tác, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra; có ý kiến kịp thời đối với các kết luận của DOC hoặc các vấn đề do các bên liên quan nêu; thường xuyên trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong quá trình xử lý vụ việc.
Trước đó, ngày 15/5/2020, DOC đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép tấm không gỉ (dạng đai và dải) của Việt Nam.
![]() |
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy thép Việt-Trung. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN) |
DOC điều tra hai nội dung gồm điều tra về phạm vi sản phẩm (scope inquiry) để xác định liệu sản phẩm thép tấm không gỉ được sản xuất tại Trung Quốc sau đó được gia công thêm ở Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thuộc đối tượng đang bị áp thuế hay không.
Ngoài ra, DOC điều tra về hành vi chống lẩn tránh (anti-circumvention) của các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, đây là vụ việc do DOC tự khởi xướng điều tra chứ không phải dựa trên cáo buộc của ngành sản xuất trong nước tại Hoa Kỳ.
Từ tháng 02/2017, DOC đã áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên các sản phẩm thép tấm không gỉ (mã HS thuộc nhóm 7219 và 7220) có xuất xứ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá từ 63,86-76,64% và thuế chống trợ cấp từ 75,60% đến 190,71%. Trong khi đó, mức thuế nhập khẩu Hoa Kỳ đang áp dụng với thép tấm không gỉ của Việt Nam là 0%./.
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết