Thủ tướng yêu cầu tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng


(CHG) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng, kết quả năm sau phải tốt hơn năm trước, quý sau phải tốt hơn quý trước.
Chiều 3/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023. Buổi họp báo diễn ra ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra cùng ngày.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023.

Thông tin về phiên họp, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023 chịu tác động mạnh bởi diễn biến tình hình thế giới, mang lại khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Cụ thể là đã tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, những khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; thực hiện các giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển; tiếp tục xử lý hiệu quả những vấn đề phức tạp, tồn đọng kéo dài trong đó có xử lý các ngân hàng thương mại, dự án yếu kém...
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, nhờ những giải pháp trên, kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4. Nổi bật là lạm phát giữ xu hướng giảm dần qua các tháng, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều khởi sắc, sản xuất nông nghiệp ổn định, xuất khẩu 1 triệu tấn gạo, trị giá 0,53 tỷ USD, tăng 41,1% về lượng và tăng 53,1% về trị giá so với cùng kỳ…
Cùng với đó, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, lãi suất điều hành giảm 3 lần liên tiếp, lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm; thu đủ chi, làm đủ ăn, xuất đủ nhập…
Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng nêu rõ, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro; doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục gặp khó khăn, nhất là về khả năng tiếp cận vốn, đơn hàng sụt giảm; thực hiện các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế còn chậm…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, trong bối cảnh như vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn. Chẳng hạn như cần ưu tiên thực hiện hiện quả hơn nữa mục tiêu tăng trưởng; đẩy mạnh 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu; chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm…
Về đầu tư, Chính phủ yêu cầu quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Về xuất nhập khẩu, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, giữ vững và củng cố các thị trường truyền thống hiện có; tận dụng tốt các FTA đã ký kết và đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định FTA mới.
Người phát ngôn Chính phủ cũng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng là phải đặt ra yêu cầu kết quả năm sau phải tốt hơn năm trước, quý sau phải tốt hơn quý trước, nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tăng cường đạo đức công vụ để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3