​Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã


(CHG) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vừa ký Quyết định số 39/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ban Chỉ đạo này.

Đoàn công tác của Liên minh HTX Việt Nam tham quan mô hình trồng rau theo công nghệ mới bằng phương pháp thủy canh của gia đình anh Nguyễn Kim Nam ở xóm 3, xã Nam Anh. Ảnh: Kim Dung

Mục đích của Kế hoạch nhằm cụ thể hóa và đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 20-NQ/TW); Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 2/2/2023 của Chính phủ (Nghị quyết số 09/NQ-CP) ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW; hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách hỗ trợ và huy động mọi nguồn lực thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX).
Đồng thời, bám sát hoạt động của các bộ, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo và địa phương để chỉ đạo đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt từ trung ương tới địa phương, qua đó bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời trong tham mưu, đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT, HTX.
Xác định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo trong thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 
Đẩy mạnh triển khai và cụ thể hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW; Nghị quyết số 09/NQ-CP; Chương trình, kế hoạch thực hiện ở các bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương và đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đảm bảo thống nhất, xuyên suốt trong toàn hệ thống chính trị.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển KTTT, HTX; trọng tâm là xây dựng và ban hành Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), các văn bản hướng dẫn thi hành và các cơ chế đặc thù hỗ trợ lĩnh vực KTTT, HTX, tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo.
Kiện toàn và nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo quốc gia về KTTT, kiện toàn nhân sự, bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp để tạo sự đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW và các chủ trương, chính sách phát triển KTTT, HTX.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KTTT, HTX, các hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp để nâng cao nhận thức của người dân và cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển KTTT, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là việc tuyên truyền và nhân rộng các mô hình KTTT, HTX hoạt động hiệu quả.
Xây dựng, phát hiện các mô hình KTTT, HTX hoạt động có hiệu quả từ thực tiễn theo lĩnh vực phụ trách để tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng và tăng cường truyền thông, quảng bá các mô hình mới, hoạt động hiệu quả, có sức lan tỏa rộng. Xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ tôn vinh, khen thưởng các tổ chức KTTT, HTX có thành tích xuất sắc. Tăng cường theo dõi, nắm bắt và kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức KTTT, HTX.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTT, ưu tiên bố trí kinh phí, cán bộ theo dõi các nội dung về đổi mới KTTT, HTX ở cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương.

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3