Thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư từng bước chắc chắn


(CHG) Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu TP. Hà Nội cần thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2024, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 6) từng bước chắc chắn.

Ảnh minh họa

Sau 9 tháng triển khai Đề án 06, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 06 thành phố Hà Nội đã ban hành trên 60 văn bản chỉ đạo, tổ chức họp định kỳ hàng tháng để đánh giá kiểm điểm tình hình, tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ; thường xuyên có văn bản gửi các bộ, ngành kiến nghị các nội dung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Toàn thành phố Hà Nội có 5859 BCĐ, tổ công tác thực hiện Đề án 06 gồm 1 BCĐ 06 thành phố; 30 BCĐ 06 cấp huyện, 579 BCĐ 06 cấp xã và 5247 tổ công tác 06 tại thôn, tổ dân phố.

Tính đến nay, thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết hơn 3,4 triệu hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử; thu nhận được hơn 6 triệu dữ liệu đối với căn cước công dân; rà soát, làm sạch 3 cấp đối với gần 8 triệu thông tin công dân (đạt tỉ lệ 99,5%), thực hiện “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19 cho 700.000 trường hợp.

Thành phố Hà Nội đã có 4,4 triệu người có thẻ BHYT được đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng CCCD để đi khám chữa bệnh; có 503 cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã áp dụng sử dụng CCCD tra cứu khám chữa bệnh; 56.710 lượt công dân sử dụng CCCD để tra cứu khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Toàn TP. Hà Nội đã cập nhật thông tin trợ cấp cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 472.096 trường hợp, trong đó 440.885 trường hợp đã nhận tiền trợ cấp với tổng số tiền đã phát là 392 tỷ đồng.

Đến nay, người dân Hà Nội đã có thể sử dụng 21/25 dịch vụ công thiết yếu tích hợp trên các Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công thành phố và Cổng dịch vụ công các bộ, ngành. Bốn dịch vụ công chưa triển khai: Cấp phiếu lý lịch tư pháp; đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai tang phí; đăng ký biến động và quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận.

Ngoài 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, TP. Hà Nội đang triển khai bảo đảm theo lộ trình đến hết tháng 11/2022, hoàn thành tái cấu trúc và tích hợp 928 dịch vụ công trực tuyến toàn bộ hoặc một phần lên Cổng dịch vụ quốc gia theo Kế hoạch của thành phố bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu 70% thủ tục hành chính đủ điều kiện tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2022.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Việc triển khai Đề án 06 phải rất thiết thực. Đây là hệ thống lớn, đòi hỏi chúng ta phải rất quyết tâm, trước hết vượt qua tư duy cục bộ của các bộ, ngành, những vướng mắc về pháp luật, quán triệt nguyên tắc dùng chung cơ sở dữ liệu”.

TP. Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai làm mẫu trong thực hiện Đề án 06. Thành phố cần nỗ lực, quyết tâm thực hiện từng bước chắc chắn, từng sở, ngành cần phối hợp chặt chẽ với nhau, lập nhóm công tác liên ngành để xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn để người dân “giảm thời gian, chi phí, bớt đi lại” khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công; đồng thời cán bộ, viên chức có thời gian, có điều kiện xuống với người dân nhiều hơn.

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3