(CHG) Hóa đơn điện tử (HĐĐT) được coi là dấu mốc cải cách hành chính trong tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quản lý thuế được Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đang nỗ lực thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ đặt ra, bảo đảm bao phủ HĐĐT trên toàn quốc trước ngày 1-7-2022 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hướng tới hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách.
Triển khai thành công giai đoạn 1
Thực hiện Luật Quản lý thuế và Chương trình chuyển đổi số quốc gia Việt Nam đến năm 2030, Bộ Tài chính đã triển khai thành công HĐĐT giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh và Bình Định; đồng thời, hoàn thành công tác chuẩn bị để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đến trước ngày 1-7-2022 bao phủ HĐĐT trên toàn quốc.
Để kịp thời triển khai hệ thống HĐĐT, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố với tinh thần khẩn trương, quyết liệt xây dựng kế hoạch, phương án triển khai; thành lập ban chỉ đạo triển khai áp dụng HĐĐT tại địa phương; tổ chức đào tạo, truyền thông, tuyên truyền kịp thời lợi ích của việc thực hiện HĐĐT. Đồng thời, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng để triển khai HĐĐT tại 63 tỉnh, thành phố.
![]() |
Cán bộ, nhân viên ngành thuế thao tác nghiệp vụ trên hệ thống hóa đơn điện tử. Ảnh: HUY HÙNG |
Với các giải pháp đồng bộ và được triển khai thực hiện thống nhất nên đến ngày 31-3-2022, toàn bộ các tổ chức, DN tại 6 tỉnh, thành phố triển khai giai đoạn 1 đã thực hiện chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT. Đối với tập đoàn, tổng công ty có nhu cầu kết nối gửi dữ liệu HĐĐT trực tiếp đến cơ quan thuế, Tổng cục Thuế đã và đang tổ chức triển khai kết nối, ví dụ như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Tổng công ty GAS Petrolimex, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex... Đến nay, cơ quan thuế đã tiếp nhận xử lý hơn 58 triệu HĐĐT, trong đó có 44 triệu hóa đơn có mã. Hóa đơn không mã gửi đầy đủ dữ liệu đến cơ quan thuế là hơn 5,5 triệu. Hóa đơn không mã gửi theo bảng tổng hợp đến cơ quan thuế là 8,6 triệu.
Mang lại lợi ích nhiều mặt
Những dấu hiệu tích cực trên cho thấy việc chuyển đổi số trong lĩnh vực thuế đã mang lại hiệu quả đáng kể. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, đồng thời thúc đẩy nhanh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định, thành công trong triển khai HĐĐT giai đoạn 1 là nền tảng, tiền đề quan trọng để triển khai thực hiện giai đoạn 2 trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và tính bao phủ toàn diện của HĐĐT.
Về phía DN, ông Lại Khánh Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Dương Phong cho biết, hiện nay công ty đã chính thức chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT dưới sự hỗ trợ, tư vấn của cơ quan thuế địa phương. Theo ông Hưng, việc sử dụng HĐĐT rất thuận tiện đối với một DN làm dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Sau khi mở tờ khai với cơ quan hải quan, công ty ngay lập tức có HĐĐT cùng với đó là giấy đi đường. Việc này tạo thuận lợi cho việc di chuyển, lưu thông hàng hóa. Nhìn chung, ý kiến của các DN cho rằng, qua kết quả bước đầu, việc triển khai HĐĐT như một mũi tên trúng nhiều đích, mang lại những lợi ích quan trọng như: Góp phần thay đổi phương thức điều hành quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như người dân, DN theo hướng tích cực, hiện đại; tăng cường công khai, minh bạch; phòng, chống gian lận, tiêu cực, phát triển thương mại điện tử; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, DN phù hợp với xu hướng của quốc tế.
Đánh giá về việc triển khai HĐĐT thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm và kết quả thành công bước đầu của Bộ Tài chính, ngành thuế cũng như 6 tỉnh, thành phố trong công tác triển khai giai đoạn 1 hệ thống HĐĐT, đồng thời đã sẵn sàng triển khai giai đoạn 2 trên toàn quốc. Thủ tướng đề nghị tiếp tục khắc phục những hạn chế, bất cập, vượt qua những khó khăn, thách thức, đúc rút kinh nghiệm để phát triển ngành thuế lên một tầm cao mới. Thủ tướng chỉ đạo, vì một ngành thuế chuyên nghiệp, các đơn vị cần tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, bảo đảm thực hiện kê khai nộp thuế điện tử đơn giản và thuận tiện nhất. Mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2022, 100% thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện bằng phương thức điện tử kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia.
Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết