Tóm tắt:
Bài viết này đề cập đến thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán. Đến nay, sau hơn 3 thập kỷ phát triển, thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán tại Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực cả về quy mô hoạt động và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp và kế toán viên chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật có liên quan. Do đó, bài viết đề xuất một số giải pháp cần nâng cao chất lượng, làm lành mạnh hóa và nâng cao tính công khai, minh bạch của các hoạt động kinh tế, tài chính của tất cả các đơn vị, tổ chức trong nền kinh tế, xã hội hiện nay.
Từ khóa: thị trường dịch vụ kế toán, hoạt động dịch vụ kế toán, dịch vụ kế toán.
Chiến lược Phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (ban hành tại Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ) được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra cho thấy, vẫn còn những doanh nghiệp và kế toán viên chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật có liên quan. Nhằm góp phần phát triển thị trường dịch vụ kế toán, một trong những giải pháp quan trọng đó là nâng cao chất lượng kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán. Bài viết này nhằm mục đích thống kê một số nội dung cần lưu ý trong công tác kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán giúp các đối tượng liên quan nắm rõ những quy định mới.
Sau nhiều năm đổi mới, dịch vụ kế toán có nhiều thay đổi với những bước phát triển quan trọng, đóng góp vào thành công chung của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt, với việc Chiến lược Phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (ban hành tại Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ) được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đã mang lại nhiều kết quả tích cực.Thị trường dịch vụ kế toán Việt Nam thời gian qua đã phát triển, cả về chất lượng dịch vụ và quy mô hoạt độngMôi trường pháp lý về cơ bản được quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường dịch vụ kế toán do các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước cung cấp.Điển hình Luật Kế toán năm 2015 của Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán, Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập...) đã quy định rõ các đối tượng được cung cấp dịch vụ kế toán; các trường hợp, đối tượng không được cung cấp dịch vụ kế toán; các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán... góp phần tạo dựng một nền tảng cơ sở pháp lý quan trọng cho thị trường dịch vụ kế toán phát triển ổn định.
Thống kê của Bộ Tài chính, tính đến tháng 12/2023 cho thấy, cả nước có 184 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, quy mô khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tăng khá nhanh, song vẫn còn khá khiêm tốn. Điển hình năm 2019, mặc dù số lượng doanh nghiệp đã tăng 57% so với năm 2018 nhưng số lượng khách hàng mới trong hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ đạt con số 7.396 đơn vị, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thị trường.
Trong những năm qua, dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý, trực tiếp là Bộ Tài chính, ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán nói chung và chất lượng dịch vụ kế toán nói riêng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán và các kế toán viên đều đã được nâng lên. Bên cạnh đó, số lượng người được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán ngày càng tăng. Thống kê cho thấy, tính đến tháng 12/2023, số người có chứng chỉ hành nghề kế toán viên là 1.271 người, trong đó có 450 người đang làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, chiếm 35% số người có chứng chỉ kế toán viên... Năng lực của các kế toán viên cũng ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Trên thị trường dịch vụ kế toán, mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể nhưng qua công tác kiểm tra cho thấy, vẫn còn những doanh nghiệp và kế toán viên chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật có liên quan... Trong bối cảnh đó, cần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán. Nhằm tổ chức và thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán ngày 25/1/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTC hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán. Để giúp các đối tượng liên quan nắm rõ các quy định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 01/4/2021, tác giả thống kê một số nội dung cần lưu ý trong kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán như sau:
Về đối tượng áp dụng: Các đối tượng được kiểm tra theo quy định của Thông tư số 09/2021/TT-BTC gồm:
- Đơn vị có thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định của Luật Kế toán năm 2015, gồm: Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán; Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán; Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam; Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ kế toán.
- Người hành nghề dịch vụ kế toán gồm: Kế toán viên hành nghề tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán; Kế toán viên hành nghề và kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán.
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019 và người có chứng chỉ kế toán viên làm việc tại tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
Nội dung và hình thức kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán:
Theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 09/2021/ TTBTC của Bộ Tài chính, quy định:
Kiểm tra tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề và điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của người hành nghề dịch vụ kế toán và các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam, bao gồm: Việc đăng ký, duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và thực hiện nghĩa vụ báo cáo, thông báo của đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán; Việc đăng ký, duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán và thực hiện nghĩa vụ báo cáo, thông báo của kế toán viên hành nghề.
Kiểm tra tình hình tuân thủ các quy định của chuẩn mực nghề nghiệp, chế độ kế toán và pháp luật kế toán liên quan của đối tượng được kiểm tra khi cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng. Chuẩn mực nghề nghiệp bao gồm các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
Về hình thức kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán: Theo Điều 5, Thông tư số 09/2021/TT-BTC, việc kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán được thực hiện theo hình thức kiểm tra gián tiếp và kiểm tra trực tiếp. Cụ thể:
- Kiểm tra gián tiếp: Là việc cơ quan chủ trì kiểm tra thực hiện giám sát tình hình đối tượng được kiểm tra tuân thủ các nghĩa vụ thông báo, nộp các báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính khi có yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra trực tiếp: Là việc cơ quan chủ trì kiểm tra thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán. Hình thức kiểm tra trực tiếp bao gồm:
+ Kiểm tra định kỳ: Hàng năm, căn cứ vào thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ quy định tại Điều 7 Thông tư này, cơ quan chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra trực tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
+ Kiểm tra đột xuất: (i) Kiểm tra để xác minh các đơn thư kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; (ii) Kiểm tra các thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện trong quá trình quản lý, kiểm tra gián tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
Về thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ:
Về thời hạn kiểm tra, theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 09/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, kiểm tra trực tiếp 3 năm/lần đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà trong 3 năm trước liền kề tính đến thời điểm kiểm tra có doanh thu dịch vụ kế toán từng năm trên báo cáo tài chính từ 20 tỷ đồng trở lên và mỗi năm có từ 100 khách hàng dịch vụ kế toán trở lên. Doanh thu dịch vụ kế toán bao gồm doanh thu từ: dịch vụ làm kế toán; dịch vụ làm kế toán trưởng; dịch vụ lập, trình bày báo cáo tài chính và dịch vụ tư vấn kế toán. Kiểm tra trực tiếp ít nhất 5 năm/lần đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7.
Trường hợp ý kiến kết luận trong Biên bản kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán của đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán là có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng thì đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán sẽ được kiểm tra lại ngay từ 1 đến 2 năm sau đó. Trường hợp đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán đã được kiểm tra đột xuất hoặc thanh tra về kế toán thì không thuộc đối tượng kiểm tra định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán trong năm đó.
Đối với kiểm tra trực tiếp ít nhất 5 năm/lần đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Tuy nhiên, khi ý kiến kết luận trong Biên bản kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán của đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán là có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng thì đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán sẽ được kiểm tra lại ngay từ 1 đến 2 năm sau đó. Nếu đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán đã được kiểm tra đột xuất hoặc thanh tra về kế toán thì không thuộc đối tượng kiểm tra định kỳ hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán trong năm đó
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra dịch vụ kế toán:
- Quyền của đối tượng được kiểm tra dịch vụ kế toán: Trường hợp có lý do bất khả kháng hoặc lý do khách quan, đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán được đề nghị cơ quan chủ trì kiểm tra thay đổi thời gian kiểm tra trực tiếp tại đơn vị. Đơn vị phải thông báo cho cơ quan chủ trì kiểm tra chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày kiểm tra theo kế hoạch. Thời gian kiểm tra đề nghị thay đổi phải đảm bảo không muộn hơn 30 ngày kể từ ngày dự kiến kiểm tra theo kế hoạch đã được thông báo; Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ trì kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra khi có căn cứ cho rằng thành viên đoàn kiểm tra vi phạm tính độc lập; Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Giải trình, kiến nghị với cơ quan chủ trì kiểm tra về những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong kết luận kiểm tra của đoàn kiểm tra.
- Nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra dịch vụ kế toán: Bố trí những người có trách nhiệm liên quan làm việc với đoàn kiểm tra; Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn kiểm tra thực hiện công việc kiểm tra, báo cáo hoặc cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Trao đổi với đoàn kiểm tra về tình hình của đơn vị và giải trình, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực các tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm tra theo quy định hoặc theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; Ký biên bản kiểm tra ngay khi kết thúc cuộc kiểm tra; Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, đơn vị được kiểm tra phải có thông báo bằng văn bản với cơ quan chủ trì kiểm tra về kết quả thực hiện các kiến nghị để khắc phục các sai sót, tồn tại và hạn chế đã được đoàn kiểm tra phát hiện trong quá trình kiểm tra.
Bài viết đã khái quát về thị trường dịch vụ kế toán ở Việt Nam hiện nay và một số nội dung cần lưu ý trong kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán theo Thông tư số 09/2021/TT-BTC để đảm bảo các đơn vị thực hiện dịch vụ kế toán làm đúng theo quy định.
Tài liệu tham khảo:
The current accounting services market in Vietnam and the examination contents
of accounting service activities
Master. Ngo Thi My Hanh
Lecturer, Hai Phong University
Abstract:
This paper presented the current accounting services market and the examination contents of accounting service activities. After more than three decades of development, the accounting and auditing service market in Vietnam has developed in both terms of operations and service quality. However, there are still some businesses and accountants who have not fully complied with accounting standards and relevant legal regulations. This paper proposed some solutions to improve the quality and enhance the economic openness and transparency of all units and organizations. Keywords: accounting services market, accounting services.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 3 tháng 2 năm 2024]
Nguồn: Tạp chí công thương
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết